Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2019 | 14:38

Vốn tín dụng tạo tiền đề nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Những năm qua, Hà Nam luôn xác định phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là hướng đi tích cực để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn và góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Để phần nào đáp ứng nguồn vốn vay của người nghèo và các đối tượng chính sách, giúp họ thay đổi cuộc sống, chính quyền các cấp của Hà Nam đã và đang phối hợp với NHCSXH tạo điều kiện cho người dân vay vốn tạo việc làm, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.

Tính đến hết quý I/2019, tổng dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh Hà Nam đạt 1.797 tỷ đồng với 70.640 hộ còn dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 139 tỷ đồng; hộ cận nghèo 921 tỷ đồng; giải quyết việc làm 134 tỷ đồng,…              

 

tr5.jpg

Một buổi giao dịch tại Điểm giao dịch xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng.

tr5b.jpg

Gia đình anh Bùi Văn Đại ở thôn Trung Hòa, xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để nuôi 2.000 vịt đẻ, mua máy ấp trứng.

tr5a.jpg

Gia đình chị Nguyễn Thị Thoa ở xóm 3, xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng vay 100 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để cải tạo ruộng lúa kém hiệu quả thành ao nuôi cá, vịt đẻ, trồng cây ăn quả, mỗi năm thu lãi khoảng 200 triệu đồng.

tr5d.jpg

Anh Phạm Trung Định ở làng nghề Nha Xá, huyện Duy Tiên vay vốn ưu đãi đầu tư mua 2 máy dệt, tạo việc làm ổn định cho các thành viên trong gia đình.

tr5e.jpg

Nhờ vay 45 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo đầu tư mua máy dệt, cuộc sống gia đình chị  Lê Thị Thắm nay đã khá - giàu.

tr5f.jpg

Ông Phan Duy Hưng ở thôn Hồi Trung, xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng vay 40 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm đầu tư nuôi lợn bán công nghiệp. Mỗi năm bán ra thị trưởng hàng chục tấn lợn thịt.

 

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
Top