Ngày 24-11, đại diện Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này chính thức phát sóng chương trình “Canh tác thông minh” trên kênh VTV9, vào 15h40 - 16h chủ nhật hằng tuần.
Chương trình “Canh tác thông minh” ra đời nhằm giúp người nông dân nắm bắt kịp thời thông tin, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu bằng các hình thức canh tác mới, thông minh, mang lại hiệu quả cao trong nông nghiệp. Chương trình cũng đáp ứng nhu cầu canh tác của nông dân, mang lại sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao về năng suất; đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm xanh, sạch.
Đồng hành cùng chương trình là đội ngũ các nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong mỗi chương trình, các nhà nghiên cứu này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích cho nhà nông trong quá trình canh tác. Các nhà khoa học đầu ngành cũng sẽ cập nhật, phổ biến những nghiên cứu khoa học, cùng những giải pháp canh tác mới, thông minh trong nông nghiệp để nông dân có thể thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bình Điền là đơn vị tiên phong thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam) là một trong ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cấp do biến đổi khí hậu; hai vùng còn lại gồm châu thổ sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, 2 vùng đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Riêng vùng ĐBSCL, rủi ro sẽ bao gồm cả hạn hán và lũ lụt gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài.
Đồng bằng sông Cửu Long vừa chịu một đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nhất trong 100 năm qua
Thực tế cho thấy, mùa khô năm 2016, mặn đã xâm nhập sâu đến 90km vào các tỉnh/thành ven biển ở ĐBSCL, với diện tích khoảng 300.000ha. Nếu tình trạng hạn, mặn tiếp tục diễn ra như năm 2016 thì diện tích các vùng trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm giảm năng suất và sản lượng. Nông dân chính là đối tượng chịu nhiều tổn thất nặng nề nhất do thiếu điều kiện tiếp cận thông tin, thiếu khả năng tài chính để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu.
Được biết, chương trình “Canh tác thông minh”, phát sóng số đầu tiên trên kênh VTV9 vào lúc 15h40 chủ nhật ngày 4-12-2016; từ năm 2017, chương trình phát sóng lúc 17h20 - 17h40 chủ nhật hằng tuần, do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh cùng Công ty Truyền thông Sức Sống Trẻ phối hợp sản xuất, dưới sự tài trợ của Công ty CP Phân bón Bình Điền.
Quang Minh
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.