Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 9 năm 2022 | 11:51

Xây dựng chuỗi liên kết để xuất khẩu sản phẩm từ tre bền vững

Những năm gần đây, cây tre được các làng nghề, doanh nghiệp sử dụng tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Hiện, sản phẩm từ tre đã xuất khẩu (XK) đến gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chưa bền vững, khó khăn trong hoạt động liên kết, lao động có tay nghề cao chiếm tỉ lệ thấp... dẫn đến tình trạng xuất khẩu sản phẩm từ tre chưa tương xứng với tiềm năng.

Xuất khẩu 300 - 400 triệu USD/năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, nước ta có gần 1,6 triệu hecta tre, phân bố hầu hết tại các tỉnh, thành trên cả nước, có 37/63 tỉnh, thành có diện tích trên 10.000ha. Với 6,5 tỷ cây, hàng năm khai thác 500 - 600 triệu cây tre, đạt khoảng 2,5-3 triệu tấn. Sản phẩm chính gồm nguyên liệu thô/vật liệu xây dựng, chiếu/mành, tre đan, dụng cụ gia đình… Mỗi năm nước ta XK sản phẩm từ tre khoảng 300 - 400 triệu USD, trong đó, thị trường XK chính gồm EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc…

 

z3722973173303_805ce323d33bda5e7d76dc15479f64db.jpg
Ngành mây tre đan ở nước ta hiện đang đối diện với nhiều thách thức.

 

 Sản phẩm mây tre đan của Việt Nam hiện chủ yếu XK sang các nước EU (chiếm 31,44% tỷ trọng), thị trường Mỹ (chiếm 19,5%) và Nhật Bản (chiếm 9,3%). Riêng thị trường Mỹ đã mang về cho ngành 128,76 triệu USD trong năm 2019. 

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, nguyên liệu tre hiện đang chiếm hơn 30% giá trị kinh tế trong nhóm cây lâm sản ngoài gỗ.

Nước ta hiện có 893 làng nghề mây tre đan (làng có trên 30% lao động làm nghề mây tre đan), trong đó có 647 làng nghề mây tre đan và 246 làng nghề đan cói, lục bình. Số lao động nông thôn tham gia sản xuất các sản phẩm mây tre đan khoảng 342.000 người.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam, triển vọng lĩnh vực mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ nói chung đang phát triển rất tốt. Nếu giữ chất lượng sản phẩm, có thể kỳ vọng thúc đẩy đến năm 2025, nâng kim ngạch XK lên 4-6 tỷ USD.

Chưa tương xứng với tiềm năng

Bày tỏ quan điểm xung quanh câu chuyện chế biến, XK tre, ông Phạm Quốc Khánh, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam, cho rằng, XK tre hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng. Ông Khánh đưa ra dẫn chứng, năm 2019, trị giá XK tre Việt Nam mới đạt 348 triệu USD. Trong khi đó, trị giá ngành công nghiệp tre thế giới là hơn 57 tỷ USD, và sẽ đạt 83 tỷ USD vào năm 2028.

Nhận định về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, cho biết, ngành tre Việt Nam đang đối diện không ít khó khăn trong phát triển bền vững. Hiện, có rất ít nguồn giống tốt và đang có dấu hiệu suy thoái. Diện tích đang bị thu hẹp, trình độ canh tác thấp, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; hạ tầng phục vụ sản xuất chưa được đầu tư; công nghệ chế biến lạc hậu so với thế giới. Đáng chú ý, chúng ta thiếu chính sách hỗ trợ phát triển và sản xuất kinh doanh; đồng thời công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu tre còn yếu, thiếu thông tin thị trường.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, hoạt động chế biến ngành hàng tre khá manh mún. Số doanh nghiệp lớn chuyên chế biến các sản phẩm từ cây tre chưa nhiều. Đồng thời, hầu hết lao động đang hoạt động trong trồng, khai thác, chế biến tre chưa qua đào tạo.

Xây dựng chuỗi liên kết

Từ những tồn tại trên có thể thấy, để ngành tre sản xuất, chế biến và kinh doanh ổn định, bền vững cần sớm nghiên cứu cải tạo giống tre và áp dụng các phương pháp trồng, chế biến theo công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, quy hoạch hiệu quả các vùng trồng, liên kết vùng nguyên liệu với các làng nghề và thị trường tiêu thụ.

Ông Thái Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong, cho rằng, để khắc phục khó khăn cần sự vào cuộc của chính quyền như quan tâm mạnh mẽ, tháo gỡ khó khăn cho người dân; xây dựng và quản lý, thành lập làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác; có cơ chế rõ ràng, gắn liền quyền lợi và trách nhiệm.

Đồng quan điểm, TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (làng tre Phú An, Bình Dương), cho rằng, để phát triển bền vững vùng nguyên liệu, đáp ứng được nhu cầu thì rất cần chủ trương của Nhà nước.

Theo bà Hạnh, đối với vùng ĐBSCL, có thể xây dựng vùng nguyên liệu ở ven bờ kênh, rạch. Còn các vùng khác có thể trồng ở những nơi đất trống đồi trọc. Như vậy, không chỉ có được nguồn nguyên liệu lớn mà còn bảo vệ được kênh rạch, đất đai, tạo được việc làm cho người dân, vừa phủ xanh đồi trọc, vừa bán được tín chỉ carbon.

“Bên cạnh đó, để nâng cao giá trị, cũng như tăng thu nhập cho người dân thì cần phải có sự tác động của khoa học kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm có giá trị, thân thiện với môi trường. Chẳng hạn sợi tre làm tấm cách nhiệt, cách âm; than tre làm than hoạt tính… Như thế, sẽ không còn tình trạng bán sản phẩm thô, giá trị thấp như hiện nay”, bà Hạnh chia sẻ.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang đề xuất Bộ Nội vụ thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam. Đây sẽ là một trong những tiền đề và cơ sở đầu tiên gắn kết ngành tre Việt trong giai đoạn mới này.

“Xây dựng vùng nguyên liệu để xây dựng niềm tin giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Bộ cũng đang tập trung xây dựng các nguồn nguyên liệu đạt chuẩn để thực hiện liên kết sản xuất. Doanh nghiệp, Nhà nước, người dân cần có trách nhiệm thì mới thực hiện tốt chuỗi liên kết, các hợp tác xã làm tốt vai trò trung gian để duy trì mối liên kết này…

Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề cho người lao động là việc làm hết sức cấp bách. Các làng nghề hiện nay lao động trẻ rất ít, chúng ta cần tập trung đào tạo lao động có tay nghề bắt đầu từ bậc phổ thông, tạo điều kiện để các em có cơ hội học nghề, có việc làm tốt sau khi đào tạo…”, ông Nam nhấn mạnh.

 

Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, vật liệu tre rất được ưa chuộng. Do tre có độ cứng cao, ít bị trầy xước, có khả năng chịu mài mòn, chịu nhiệt, chịu nước và có tính ổn định cao trong mọi điều kiện thời tiết, an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý,... đang là lựa chọn thay thế cho các sản phẩm làm từ gỗ.

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top