Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 10 năm 2020 | 9:8

Mê mẩn với những sản phẩm mây tre đan ở Tây Yên

Ngót 20 năm, làng Tây Yên, xã Long Thành (Yên Thành, Nghệ An) gắn bó với mây tre đan. Những sản phẩm của bà con nơi này làm ra vừa mang lại thu nhập cao, vừa tinh tế, nhẹ nhàng lại “nức tiếng” trong và ngoài nước.

Làng Tây Yên, đã thay da đổi thịt rất nhiều từ nhiều năm trước, khi những nông dân chân lấm tay bùn có nhiều lựa chọn hơn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Long Thành (Yên Thành), một xã thuần nông, nay, từ những bàn tay làm ra hạt gạo ấy đã thêu dệt một làng nghề có tiếng trong tỉnh – mây tre đan.

 

20201006_084513.jpgLàng Tây Yên (xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) nổi tiếng với nghề mây tre đan.

Để làng nghề trở thành hạt nhân của nông thôn mới, cần có những chính sách phù hợp thực tiễn, nhằm tháo gỡ khó khăn để các làng nghề phát triển bền vững, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự giúp đỡ trực tiếp của công ty TNHH Đức Phong (TP. Vinh), nghề mây tre đan xuất khẩu đã được đưa về, tạo việc làm ổn định cho bà con trong làng.

 

20201006_084544.jpgĐể làm ra được những sản phẩm mây tre đan đòi hỏi phải khéo tay, chịu khó, cần củ và tỉ mỉ.

Làm mây tren đan không khó, cũng chẳng dễ dàng. Để thêu hoa dệt lụa, thổi hồn vào những cây lùng (họ tre) đòi hỏi người làm ra sản phẩm ấy phải chịu khó, tỉ mỉ và đặc biệt phải cẩn thận và khéo tay. Nếu như những sản phẩm mây tre đan là một nghệ thuật thì những người trực tiếp tạo ra những sản phẩm ấy là nghệ sĩ.

 

20201006_084611.jpgCây lùng sau khi được phơi 3 nắng, 3 sương được chẻ ra thành từng sợi nhỏ đan vào nhau.

Người dân làn Tây Yên kháo nhau rằng, chỉ có ở Nghệ An mới có cây lùng – nguyên liệu chính để làm ra những sản phẩm mây tre đan. Lùng sau khi lấy xuống sẽ phơi 3 nắng 3 sương cho đến khi cả thân cây vàng óng. Từ thân cây ấy, tách nhỏ ra rồi bắt đầu làm thủ công. Tách nhỏ từng sợi, từng sợi một rồi đan thành sản phẩm.

 

20201006_084631.jpgNguyên liệu để làm ra những sản phẩm mây tre đan nức tiếng là những sợi lùng nhỏ được phơi khô.

Lồng đèn – sản phẩm mà người dân Tây Yên làm ra bay cao, bay xa khắp các nước bạn: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... Những sản phẩm này hoàn toàn làm bằng tay, không có sự can thiệp của máy móc, chính vì thế mới tạo nên giá trị của sản phẩm. Đèn nhỏ 20.000 đồng, đèn vừa 50.000 đồng, đèn to 100.000 đồng.

Dân Tây Yên họ say mê với nghề. Đôi tay thoăn thoắt thêu dệt sản phẩm, đôi mắt chìm vào đường đan như vẽ sản trong đầu “nghệ nhân”. Có những ngày hàng nhiều, chỉ sợ không có thời gian để làm, sản phẩm làm ra đều có công ty bao tiêu. Bởi thế, điều kiện tiên quyết trong việc làm ra sản phẩm từ mây tre đan là khéo tay và chịu khó.

 

20201006_084556.jpgSản phẩm là lồng đèn lớn nhỏ các loại được xuất khẩu sang các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản...

Những chiếc lồng đèn thô, trước khi thành hình phải kiểm tra đường nét. Nếu sợi lùng (sau khi được tách nhỏ ra từ thân cây lùng) bị cong vênh, nứt thì phải làm lại, không đạt, bị loại.

 

20201006_084806.jpgSản phẩm được kiểm tra sau khi làm phần thô, bị cong, vênh hay nứt sẽ phải làm lại.

Làng Tây Yên tầm gần 40 hộ làm mây tre đan. Nếu trồng lúa, làm nông phụ thuộc vào thời tiết thì nghề này không cần. Dù ngoài kia bão lũ, nắng đến bỏng rát thì trong này vẫn miệt mài “châm”, “thêu”, “vẽ” những sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Giá trị của sản phẩm mây tre đan chính vì thế được ưa chuộng.

 

20201006_084710.jpgĐèn lồng nhỏ sau khi được các nghệ sĩ "thêu dệt" mà thành.

Giá trị tạo nên thương hiệu. Sản phẩm mây tre đan tại làng Tây Yên (xã Long Thành, huyện Yên Thành) là nét chấm phá trong bức tranh kinh tế của huyện lúa. Rồi đây, mây tre đan sẽ là một nghành nghề chính trong sự phát triển kinh tế của xã nhà, là nơi mà hễ nhắc đến mây tren đan người ta nghĩ ngay đến làng Tây Yên.

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top