Xuất khẩu thủy sản quý 1-2022 đạt kết quả cao kỷ lục so với cùng kỳ hàng năm từ trước tới nay, báo hiệu một năm xuất khẩu thủy sản có nhiều triển vọng tăng trưởng tốt.
Xuất khẩu thủy sản lần đầu đạt hơn 1 tỷ USD/tháng
Theo VASEP, trong tháng 3, xuất khẩu thủy sản đạt 1,02 tỷ USD, tăng gần 60% so với tháng trước đó. Trong đó tăng mạnh sang Trung Quốc 123%; Nhật Bản tăng 82%; thị trường EU (27 nước) tăng 62%; Mỹ tăng 57%;…
Tính đến hết quý 1-2022, xuất khẩu hàng thủy sản đạt 2,52 tỉ đô la, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 788 triệu đô la Mỹ. Trong đó, xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều tăng cao, cụ thể, sang Mỹ đạt 574 triệu đô la, tăng 70,8%; sang Nhật Bản đạt 347 triệu đô la, tăng 13%; sang EU đạt 297 triệu đô la, tăng 57,4%.
Riêng thị trường Trung Quốc, quý 1-2022 đạt mức cao nhất từ trước tới nay với 326 triệu đô la, tăng 104% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 167 triệu đô la…
Theo số liệu của cơ quan hải quan, xuất khẩu nhóm hàng này đóng góp lớn thứ 4 vào tăng xuất khẩu cả nước so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Chế biển và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhiều mặt hàng thủy hải sản trong quý 1 năm nay tăng trưởng mạnh, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu chung tăng cao.
Đại diện VASEP cho biết, sở dĩ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 3 và quý 1 tăng vọt, ngoài nhu cầu của các thị trường, còn do giá thủy sản sang các thị trường đều tăng rất mạnh. Trong đó, giá cá tra xuất khẩu sang các thị trường chính tăng từ 40 – 70%, như giá trung bình cá tra sang Mỹ tăng mạnh gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,62 USD/kg.
Ngoài ra, giá các sản phẩm khác cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021, như giá tôm tăng gần 20%, cá ngừ tăng 17%.
Đơn cử như xuất khẩu tôm trải qua quý đầu tiên với kim ngạch đạt gần 955 triệu đô la, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn giá trị xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 259 triệu đô la, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19.
Hay tổng giá trị xuất khẩu cá tra quý 1-2022 tăng gần 90% so với cùng kỳ năm trước. Ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn, giá trị xuất khẩu cá tra đang tăng trưởng dương từ hai tới ba con số.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, xuất khẩu thủy sản quý 1-2022 đạt kết quả cao nhất so với quý 1 hàng năm từ trước tới nay, báo hiệu một năm xuất khẩu thủy sản có nhiều triển vọng tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có khả năng sẽ tăng trưởng chậm lại do nhu cầu tiêu dùng thủy sản toàn cầu có thể sẽ chững lại với tác động của lạm phát và tình trạng khó khăn trong hoạt động vận chuyển.
Bên cạnh những cơ hội thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng gặp một số thách thức như giá cước vận tải biển ở nhiều tuyến còn cao hơn mức đỉnh của năm ngoái và dự kiến còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ năm ngoái, đẩy chi phí nuôi cá tăng cao, hay một số địa phương có lợi thế về mặt hàng xuất khẩu này lại thiếu lao động…
Mỹ vẫn là thị trường chủ lực
Theo VASEP, thị trường Mỹ vẫn giữ ngôi vị thứ nhất chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý đầu năm và tăng trưởng cao thứ hai với mức tăng 72% trong quý I.
Tất cả các sản phẩm chủ lực sang Mỹ trong quý I đều tăng từ 45% đến 125% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch cá tra tăng mạnh nhất với 124%. Giá trung bình cá tra sang Mỹ ba tháng đầu năm nay tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,6 USD/kg.
Tôm sang Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng chi phối 34% và tăng 45% giá trị. Giá trung bình tôm sang thị trường này trong quý I đạt trên 12 USD/kg, tăng gần 20%.
Cá ngừ cũng là mặt hàng có tăng trưởng mạnh ba con số và chiếm tỷ trọng lớn thứ ba sang thị trường Mỹ, với giá trung bình 10,2 USD/kg, tăng 17%.
Ngoài ra, các sản phẩm chủ lực sang các thị trường khác tăng cũng nhờ giá trung bình xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình cá tra sang Đức tăng 43% đạt 3,7 USD/kg.
Giá nguyên liệu cá tra trong nước đến nay cũng tăng mạnh 40% so với hồi đầu năm, cùng với các yếu tố tác động khác như chi phí đầu vào, giá thức ăn, hậu cần, vận tải tăng sẽ tiếp tục tác động việc tăng giá cá tra cũng như tôm và các sản phẩm khác trong những tháng tới. Do vậy, dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản quý II tiếp tục tăng tới khoảng 2,8-2,9 tỷ USD, tăng khoảng 23-24% so với quý II năm ngoái.
Tận dụng tốt cơ hội, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm
Tình hình xuất khẩu thuận lợi đã kéo theo giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng mạnh, hiện đạt 30.000-32.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Thành Sơn (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang), với giá cá tra như trên, người nuôi lãi khoảng 7.000 đồng/kg. Tuy giá cá tra có lúc giảm sâu, song gia đình ông vẫn cố gắng đeo đuổi nghề nuôi cá tra xuất khẩu.
Hiện, ông có 2 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 2.000m2. Sản lượng cá xuất ao của gia đình ông Sơn đợt này đạt khoảng 200 tấn.
Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong nhiều năm qua, EU luôn được biết đến là một trong những thị trường XK thủy sản hàng đầu của Việt Nam.
Sau chiến dịch tiêm phòng Covid-19 và gói kích thích kinh tế từ đầu năm 2021, nhu cầu thủy sản tại thị trường EU đã hồi phục rõ rệt. Cùng với lợi thế thuế quan từ Hiệp định EVFTA (có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở từ 0-22%), nên Việt Nam có cơ hội lớn để thúc đẩy XK các sản phẩm thủy sản sang thị trường này.
Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 28 triệu USD, tăng gần 76%; tôm đạt 159 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2021. Trong số đó, XK đơn lẻ sang 3 thị trường chính là Hà Lan, Đức, Bỉ tăng lần lượt là 77%, 59% và 82%.
Nhu cầu nhập khẩu tôm vào EU thường tăng vào mùa hè và mùa thu, vì vậy các nhà nhập khẩu tại thị trường này đã chuẩn bị kỹ các đơn hàng từ thời điểm đầu năm.
Chia sẻ về nhu cầu thị trường, bà Lê Hoàng Thuý - Tham tán thương mại tại Thụy Điển kiêm nhiệm Phần Lan, Iceland và Latvia cho hay, mặc dù Bắc Âu có mức tiêu thụ tính bình quân trên đầu người cao, nhưng Việt Nam XK sang thị trường này không đáng kể. Tuy nhiên, nếu không tính nhập khẩu nội khối thì Việt Nam XK sang EU chỉ sau Trung Quốc.
Hiện tại, Việt Nam không có đối thủ XK cá tra sang Bắc Âu nhưng kim ngạch vẫn thấp, do đây là thị trường nhỏ, địa lý xa xôi.
Bởi vậy, đa phần đều nhập khẩu từ Việt Nam thông qua các thị trường khác như Hà Lan, Đức, Bỉ, Pháp. Đối với mặt hàng tôm, đây là thuỷ sản chủ lực của Việt Nam sang Bắc Âu và lớn thứ 2 sang EU.
Bà Thúy cho biết thêm, tính bền vững của thủy sản cũng là một xu hướng đang phát triển ở châu Âu và đang dần được đưa vào các hệ thống quản lý trong tương lai. Điều này có nghĩa là theo thời gian, EU sẽ thắt chặt hơn việc sử dụng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất có trách nhiệm với xã hội và môi trường đối với thủy sản nhập khẩu vào EU./.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.