Thời điểm cuối năm là lúc các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra sôi động nhất, các địa phương đều có kế hoạch xúc tiến giao thương, liên kết chủ động nguồn nông sản thực phẩm cung ứng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Vĩnh Phúc: Tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh
Những tháng cuối năm, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh đang được đẩy mạnh giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá sản phẩm.
Góp mặt vào các sự kiện xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ , Vĩnh Phúc có nhiều sản phẩm như trà Giảo cổ lam của huyện Tam Đảo, thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch, các sản phẩm mật ong Tam Đảo của huyện Bình Xuyên. Về hàng thủ công mỹ nghệ có bàn ghế nhựa giả mây, đồ gỗ, gốm sứ, chậu hoa gỗ ép…
Tham gia “Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2021", các gian hàng của tỉnh thu hút nhiều lượt khách đến tham quan, mua sắm, mở ra cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đặc trưng cho doanh nghiệp. Qua đó, đẩy mạnh sự liên kết trong xây dựng chuỗi cung ứng - tiêu thụ sản phẩm đặc sản vùng miền tại thị trường Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022.
Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh có cơ hội thúc đẩy kích cầu tiêu dùng, lưu thông hàng hóa, thời gian qua, Trung tâm Phát triển công nghiệp tỉnh đã kịp thời nắm bắt kế hoạch tổ chức các sự kiện, hội chợ ở các tỉnh, thành và thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp có nhu cầu tham dự; xây dựng kế hoạch tham gia hội chợ cho các đơn vị đã đăng ký; tổ chức thiết kế maket các gian hàng phục vụ quảng bá, trưng bày và giới thiệu sản phẩm cho doanh nghiệp của tỉnh tại các hội chợ lớn.
Trưởng Phòng Thương mại, Trung tâm Phát triển công thương Tạ Thị Thu Hiền cho biết: "Hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, khi các tỉnh, thành phố có kế hoạch tổ chức hội chợ hoặc các chương trình, sự kiện có tính chất quảng bá, giới thiệu sản phẩm các doanh nghiệp đều tích cực tham gia.
Trên cơ sở những sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh và đạt tiêu chuẩn chất lượng OCOP, chúng tôi sẽ lựa chọn doanh nghiệp tham dự và thực hiện hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư các gian hàng tại hội chợ".
Bên cạnh tham dự các hội chợ ngoại tỉnh, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương đã được Trung tâm Phát triển công thương phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.
Theo đó, đơn vị đã xây dựng 1 điểm bán hàng cố định “Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Bình Xuyên; tổ chức 5 điểm bán hàng lưu động tại thành phố Phúc Yên và huyện Bình Xuyên; tổ chức hội thảo nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; tổ chức 1 đoàn giao dịch thương mại ở các tỉnh, thành trong nước và in ấn nhiều cuốn catalogue quảng bá hình ảnh các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh…
Thông qua tăng cường xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh và từng bước thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch Covid-19.
Hà Nội: Thiết lập các kênh phân phối và giải pháp kết nối cung ứng và tiêu thụ nông sản
Hiện tại, nông nghiệp Hà Nội mới cung ứng được 35-65% nhu cầu về các loại nông sản cho thị trường Thủ đô. Do vậy, thành phố sẽ đẩy mạnh các giải pháp kết nối, liên kết với các tỉnh, thành phố bảo đảm nguồn cung sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Hà Nội từ nay đến cuối năm và đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Về việc kết nối tiêu thụ nông sản, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT tỉnh Thanh Hóa Hoàng Viết Chọn thông tin, nhờ hoạt động xúc tiến thương mại, nhiều mặt hàng nông sản của Thanh Hóa đã được các doanh nghiệp, siêu thị ở Hà Nội đặt mua và tiêu thụ ổn định. Thanh Hóa có lượng nông sản lớn, đạt 1,5 triệu tấn/năm, cũng đã có 20 sản phẩm được chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Từ đầu năm 2021 đến nay, 45 doanh nghiệp của Thanh Hóa đã tham gia cung ứng cho thị trường Hà Nội nhiều mặt hàng như nước mắm, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả…; trung bình mỗi tháng là 10-15 tấn nông sản.
Còn Giám đốc Hợp tác xã Hưng Thịnh (tỉnh Sơn La) Nguyễn Đình Hướng cho biết: "Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách, do vậy, hợp tác xã gặp không ít khó khăn trong việc vận chuyển nông sản đến các tỉnh, cũng như các siêu thị tại Hà Nội. Tuy nhiên, với việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, sản phẩm trái cây của hợp tác xã đã được tiêu thụ mạnh hơn ở thị trường Thủ đô".
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 35-65% nhu cầu của người dân trên địa bàn, nên cần một lượng lớn nông sản chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố. Đáng lưu ý, dịp cuối năm, nhu cầu của thị trường Hà Nội sẽ tăng 10-20% tùy từng mặt hàng. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT) Nguyễn Thị Thu Hằng cho hay, trong 10 tháng năm 2021, các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm của Hà Nội đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ lượng hàng hóa từ các tỉnh, thành phố lên tới hơn 220.000 tấn. Nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương cũng được kết nối, đưa vào tiêu thụ tại 35 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô.
Dù việc kết nối, tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội và các tỉnh đã được tăng cường, tuy nhiên trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, các doanh nghiệp, hợp tác xã; các tỉnh, thành phố… đều có chung kiến nghị là Hà Nội và Bộ NN&PTNT cần triển khai các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại thích ứng an toàn, linh hoạt kết hợp với việc kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Hùng đề xuất, Hà Nội cần hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh của các tỉnh thông qua chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến, kết nối cung - cầu trên nền tảng kỹ thuật số để nắm rõ thông tin, nhu cầu của các bên...
Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc bán hàng online, kết nối phân phối trên nền tảng số là giải pháp tối ưu trong thời gian tới. Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam sẽ hỗ trợ tất cả các địa phương đưa sản phẩm của mình đến với đông đảo người tiêu dùng cả nước, đặc biệt là người tiêu dùng Hà Nội, thông qua các kênh bán hàng trực tuyến…
Về vấn đề này, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Hà Nội đã xây dựng kịch bản và các kênh phân phối sản phẩm cho người dân. Để đáp ứng nhu cầu nông sản tăng cao vào dịp cuối năm, Hà Nội sẵn sàng phối hợp, kết nối nông sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước với các kênh siêu thị như: MM Mega Market, Big C, Aeon Mall...; đồng thời, quảng bá nông sản, thực phẩm an toàn trên 600 trang thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Nhằm tăng cường kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn thông tin, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với Sở Công Thương cân đối năng lực sản xuất - tiêu thụ của Hà Nội, đưa ra dự báo chính xác về nhu cầu với từng mặt hàng cụ thể và xây dựng kịch bản kết nối tiêu thụ. Trước mắt, Hà Nội sẽ tập trung kết nối với 21 tỉnh, thành phố trong chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Hà Nội; đồng thời, phối hợp với ngành Nông nghiệp các tỉnh, thành phố kết nối quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP.
Thúc đẩy các hoạt động liên kết, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, qua đó bảo đảm nhu cầu thị trường tăng cao vào dịp cuối năm, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) Đào Văn Hồ cho biết, Trung tâm sẽ phối hợp chặt chẽ với Hà Nội thiết lập các kênh bán hàng, gian hàng trực tiếp, trực tuyến để kết nối tiêu thụ nông sản cho các tỉnh, thành phố, phục vụ người tiêu dùng Hà Nội trong mọi hoàn cảnh.
Thanh Hóa: Điều tiết xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc
Thực hiện Công văn số 992/CBTTNS-CS, ngày 13-12-2021 của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản về việc phối hợp điều tiết xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản sang Trung Quốc và các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số số 5911 /SNN&PTNT-QLCL gửi các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động điếu tiết, xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc.
Theo đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, thông tin với các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn để chủ động có kế hoạch thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Xây dựng phương án xử lý và bảo quản hàng nông sản, thủy sản tại đơn vị, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn và các đối tác nhập khẩu để bố trí thời lượng đưa xe lên cửa khẩu đảm bảo phù hợp với năng lực thông quan nhằm giảm thiểu chi phí.
Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hàng rau quả, thuỷ sản xuất khẩu qua tuyến biên giới với Trung Quốc. Kiểm soát các cơ sở vùng trồng, thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc xuất xứ, quy định nhãn mác, bao bì sản phẩm, quản lý hồ sơ doanh nghiệp theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng đảm bảo đủ điều kiện thông quan khi hàng đưa lên cửa khẩu. Kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa là hoa quả phải bảo quản trong container lạnh trong quá trình vận chuyển nhằm hạn chế nguy cơ virus SARS-CoV-2 tồn tại bên ngoài bao bì các sản phẩm đông lạnh.
Tiếp tục quan tâm triển khai tiêm đủ 02 mũi vắc-xin và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch cho các đối tượng là thương nhân, doanh nghiệp, lái xe đường dài chở hàng xuất nhập khẩu nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh về dịch COVID-19 tại khu vực cửa khẩu biên giới./.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.