Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 6 năm 2023 | 20:19

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang Nhật Bản tăng 1.285%

Theo Cục Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công Thương), 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang thị trường Nhật Bản tăng tới 1.285% về lượng và tăng 947,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5, nước ta xuất khẩu được 192,91 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, thu về 80,22 triệu USD, tăng 1,6% về lượng và tăng 5,5% về giá trị so với tháng 4/2023. So với tháng 5 năm ngoái, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn trong tháng 5/2023 vẫn giảm 25,7% về lượng và giảm 29,5% về giá trị.

Giá xuất khẩu bình quân ở mức 415,8 USD/tấn, tăng 3,8% so với tháng 4/2023, nhưng giảm 5,1% so với tháng 5/2022. 

Tính đến hết tháng 5/2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,36 triệu tấn, với 528,56 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 15,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất, chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 với 171 nghìn tấn, trị giá 70,63 triệu USD, tăng 1,7% về lượng và tăng 7,1% về trị giá so với tháng 4/2023.

Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 528,56 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài thị trường Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2023, mặc dù tổng lượng xuất khẩu giảm, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một thị trường vẫn tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022, trong đó đáng chú ý là các thị trường như: Nhật Bản, Malaysia, thị trường Đài Loan...

Cụ thể, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản đạt 2,39 nghìn tấn, thu về 1,22 triệu USD, tăng đột biến 1.285% về lượng và tăng 947,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Tương tự, xuất khẩu sang Malaysia đạt 6.365 tấn, tương đương 3,1 triệu USD, tăng 135% về lượng và tăng 129% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Dù có mức tăng trưởng ấn tượng, hai thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát lớn thứ hai cho Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2023, thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 12,55% trong tổng lượng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, cao hơn so với mức 10,71% của 4 tháng đầu năm 2022.

Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc. Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 36,11%, thấp hơn so với mức 36,15% của 4 tháng đầu năm 2022.

Tại thị trường trong nước, hiện giá sắn củ tươi tại Tây Ninh cao hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 1.000-1.200 đồng/kg. Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, khả năng sản lượng sắn vụ 2023/24 của khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ sụt giảm đáng kể so với năm trước. Tại các nhà máy chế biến, nguồn hàng sắn nguyên liệu tồn kho ít nên giá bán cao.

Trung Quốc tăng mua sắn và các sản phẩm từ sắn từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023, sau khi nước này gỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch Covid-19. Các chủng loại sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu vẫn là tinh bột sắn và sắn lát khô.

Năm 2023, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất cho sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam nhờ nhu cầu cao, vị trí địa lý gần, chi phí logistics thấp hơn so với xuất khẩu tới các thị trường khác.

Trong khi đó, nguồn cung và giá của ngô và lúa mì đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình chiến sự ở Ukraine. Do đó, nhu cầu về sắn trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Dự báo tháng tới, nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ Trung Quốc vẫn cao do thị trường này tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp năng lượng và thức ăn chăn nuôi cũng chuyển sang nhập khẩu các sản phẩm từ sắn để thay thế, dẫn đến tăng nhu cầu đối với sắn. Đây là cơ hội để các DN đẩy mạnh xuất khẩu sắn và tinh bột sắn sang thị trường này.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top