Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) do Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn.
Theo ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), đến nay, trên địa bàn tỉnh có 437/437 tàu cá có chiều dài lớn nhất trên 15 mét lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Tuy nhiên, trên hệ thống chỉ hiển thị thiết bị giám sát hành trình 434/437 chiếc do có 3 tàu cá đã lắp hệ thống giám sát tàu cá (VMS), nhưng nằm bờ, hư hỏng chờ bán. Thông qua hệ thống VMS, các cơ quan quản lý thủy sản trên địa bàn tỉnh thường xuyên theo dõi, kêu gọi, cảnh báo nguy cơ các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Thừa Thiên Huế vẫn còn hàng trăm tàu cá chưa đăng kí.
Phần lớn tàu cá của Thừa Thiên Huế sử dụng dịch vụ viễn thông Vinaphone hoặc số ít do sự cố kỹ thuật nguồn điện kết nối, do đó một số chủ tàu đã sử dụng máy thông tin VX-1700 có tích hợp định vị vệ tinh GPS để liên lạc về trạm bờ theo quy định. Mặc dù vậy, vẫn có 50 lượt với 18 tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, phần lớn ranh giới ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Tất cả những trường hợp này đã được trạm bờ cảnh báo chủ tàu và thông báo đến các đơn vị liên quan, xác minh khi tàu về bờ. Vì vậy, chưa có tàu cá bị xử lý do vượt ranh giới cho phép trên biển.
Toàn tỉnh có 385 tàu cá chưa đăng ký; trong đó, tàu cá “3 không” (chiều dài lớn nhất từ 12 đến 15 mét) có 36 chiếc và tàu cá “2 không” (chiều dài lớn nhất dưới 12 mét) có 349 chiếc thuộc diện thiếu hồ sơ theo quy định. Hầu hết các loại tàu này đều thuộc nhóm tàu cá cỡ nhỏ, chủ yếu ở bãi ngang ven bờ, sáng đi tối về (câu mực, vây cá nổi), phân bố nhiều nhất tại huyện Phú Lộc.
Đến nay, UBND các huyện đang hướng dẫn chủ tàu cá triển khai đăng ký theo Thông tư số 06/2024/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2024 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018.
Giải pháp của Thừa Thiên Huế: Đối với tàu cá “3 không”, “2 không” sẽ chỉ đạo hoàn thành đăng ký trước 30/10/2024 và xử lý dứt điểm trước thời hạn 31/12/2024. Đối với tình trạng tàu cá hết hạn đăng kiểm, hiện nay đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn chủ tàu chấp hành thực hiện theo luật; xem xét thành lập cơ sở đăng kiểm tàu cá ngoài chức năng quản lý Nhà nước để thực hiện kịp thời cho cho tàu cá tại địa phương. Nhiệm vụ này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.
Kiểm tra thực hiện IUU tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi lắng nghe báo cáo, các ý kiến và thực tế kiểm tra trước đó, tại buổi làm việc, nhiều vấn đề đã được các thành viên trong Đoàn công tác của Bộ NN và PTNT bàn bạc, trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm để công tác IUU tại Thừa Thiên Huế đạt kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Phạm Đức Tiến Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế mà Đoàn công tác của Bộ NN và PTNT đã phân tích, chỉ rõ; đồng thời khẳng định, tiếp tục lãnh, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác IUU tại Thừa Thiên Huế cụ thể, thiết thực hơn nữa trong thời gian tới. Tùy theo chức trách, nhiệm vụ của từng ngành để triển khai thực hiện công tác IUU đạt kết quả cao.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, công tác IUU là nhiệm vụ hết sức cấp bách, quan trọng hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện IUU như thế nào, có khó khăn, vướng mắc gì không để tập trung tháo gỡ, thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo, lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh cần nắm chắc tình hình, xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá cố tình vi phạm IUU. Tập trung lãnh, chỉ đạo thôi chưa đủ, mà cần phải triển khai công tác IUU tại Thừa Thiên Huế thực chất, cụ thể hơn; quản lý, giám sát chặt hơn hoạt động của các tàu cá khi vươn khơi, bám biển.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác làm việc về IUU tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến đề nghị lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh phải nhìn thẳng sự thật, thẳng thắn chỉ rõ những bất cập, tồn tại từ thực tế hiện nay để tập trung khắc phục,.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế của tỉnh trong công tác IUU, Đoàn công tác sẽ tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Bộ, ngành Trung ương để có sự chỉ đạo cụ thể, sát thực tế hơn nữa; thực hiện có hiệu quả công tác IUU tại Thừa Thiên Huế.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý, tỉnh cần chú ý đến giải ngân đầu tư công, đầu tư cơ sở hạ tầng thủy hải sản; tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, cấp bách trong IUU nhằm mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực hơn nữa trong thời gian tới.
Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…
Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.
Người dân chỉ cài đặt một ứng dụng, đăng nhập một lần bằng tài khoản VNeID và ghi nhớ một mật khẩu là có thể khai thác được nhiều phần mềm, hệ thống thông tin, nền tảng số, dịch vụ số do các cơ quan nhà nước cung cấp. Giải pháp một kênh truy cập duy nhất vừa đơn giản, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa giúp chính quyền gần hơn với Nhân dân.