Với quan điểm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn”, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện các biện pháp để nâng cao kết quả xếp hạng về cải cách hành chính của tỉnh.
Chiều nay (25/9), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Nghĩa Hành tổ chức Hội thảo chủ đề “Chuyển đổi số - Thúc đẩy cải cách hành chính”. Đây là một sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện tuần lễ Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Ngãi năm 2024, với chủ đề chung là “Chuyển đổi số - Phát triển kinh tế số”.
Đông đảo đại biểu tham dự Hội thảo
Quang cảnh hội thảo
Hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ngãi Trần Thanh Trường cho biết: Thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ người dân, doanh nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị quyết số 13-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XX. Với quan điểm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn”, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện các biện pháp để nâng cao kết quả xếp hạng về cải cách hành chính của tỉnh.
Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ngãi Trần Thanh Trường phát biểu khai mạc Hội thảo.
Theo kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 được công bố, tỉnh Quảng Ngãi giữ vị trí thứ 27/63 tỉnh, thành phố, với kết quả đạt được 87,33%. Đây là một thứ hạng thuộc nhóm B – mức khá trong nước, nhưng là thứ hạng cao đối với tỉnh ta, phản ánh sự quan tâm, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và sự vào cuộc đồng bộ của nhiều Sở ngành, địa phương.
Có thể nói, CÐS là nền tảng thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính. Thông qua CÐS, quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người dân công khai, minh bạch hơn, giảm thiểu thời gian thực hiện hồ sơ, giảm chi phí cho cả cơ quan nhà nước và công dân. Trong thời gian qua, một số giải pháp đã được triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả, thiết thực trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính gắn với CÐS, như hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin, CÐS tại cơ quan được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo điều kiện kỹ thuật, cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mới chỉ là kết quả bước đầu, nhất là dự báo đến 2025 sẽ kết thúc Chính phủ điện tử và bước sang chính phủ số. Vì vậy chúng ta cần những giải pháp cụ thể của CĐS phục vụ CCHC.
Hội thảo hôm nay, các đại biểu được nghe các tham luận từ các chuyên gia giới thiệu các giải pháp ứng dụng công nghệ số như ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ giải quyết thủ tục hành chính công; hệ thống Quản lý thông tin quy hoạch đô thị và Ứng dụng công dân số; giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành cấp phép xây dựng. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ được nghe thêm về một số kinh nghiệm từ các mô hình điểm trong nước, cụ thể là mô hình làng số điển hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và xu thế CÐS trong du lịch hiện nay.
Vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc thúc đẩy CCHC
Bà Nguyễn Thị Bích Ra, Phó Chủ tịch UBND xã Hành Đức (huyện Nghĩa Hành) chia sẻ: Trong những năm qua, công tác CCHC, CÐS là một trong những công tác trọng điểm của địa phương. Song song với việc chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ phát triển KT-XH, UBND xã Hành Đức đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức và Nhân dân đối với công tác cải cách hành chính tại xã. Vì vậy chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, kịp thời, đảm bảo đúng pháp luật; chống phiền hà, nhũng nhiễu. 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng. Có đủ năng lực, phẩm chất để phục vụ tốt Nhân dân.
Bên cạnh đó UBND xã đã chỉ đạo kịp thời Tổ công nghệ số (CNS) cộng đồng của xã, thôn thực hiện tốt vai trò của mình. Tổ CNS đã thường xuyên tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt khi mua sắm, sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, công việc hàng ngày; tiếp tục thực hiện thanh toán trực tuyến trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan.
Tổ CNS thường xuyên tổ chức ra quân tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ người dân, hộ SX, KD đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân tạo lập, sử dụng các ứng dụng: Dịch vụ công trực tuyến, VNeID, VssID, Hồ sơ sức khỏe điện tử, thanh toán điện tử… góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, từng bước xây dựng Chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các thôn trên địa bàn xã.
Hỗ trợ, tạo điều kiện và phối hợp với các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để thanh toán trực tuyến, mua sắm trực tuyến triển khai cung cấp các dịch vụ số, hướng dẫn người tiêu dùng, tiểu thương về CĐS, tạo lập mở tài khoản hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng các ứng dụng thanh toán điện tử, mua sắm không dùng tiền mặt,... Trong 2 năm liên tiếp năm 2022 và 2023 xã Hành Đức đứng đầu về chỉ số cải cách hành chính toàn huyện.
Mô hình làng số điển hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Giới thiệu Mô hình làng số điển hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Định Hưng (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) cho biết: Cả 4/4 thôn của xã Định Hưng đều đã được công nhận Thôn thông minh trong năm 2024. Người dân, doanh nghiệp phải là đối tượng tham gia vào quá trình CĐS. Chuyển đổi số chỉ thành công khi được người dân hiểu, hưởng ứng và tham gia, người dân trở thành công dân số, có các hoạt động được đưa lên môi trường số thì CĐS sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Xã Định Hưng đã thực hiện mô hình “3 KHÔNG”: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; Không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu; Không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.
Mô hình làng số điển hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Xã đã triển khai camera an ninh kết hợp đài truyền thanh. Đến 3 tháng đầu năm 2024 cả 4/4 thôn đã triển khai thực hiện mô hình camera giám sát an ninh, thôn đã vận động các nguồn xã hội hóa để lắp đặt camera an ninh và kêu gọi các hộ dân trên địa bàn các thôn lắp đặt camera an ninh.
Cùng với việc lắp đặt camera thì cả 4/4 thôn đã huy động các nguồn nhân dân đóng góp, hỗ trợ của con em trong thôn và các nhà hảo tâm đã xây dựng các cột phát thanh cao 18 mét với cụm loa gồm 3 đến 4 loa với công xuất 75W được đặt tại nhà văn hoá thôn cùng với hệ thống tăng âm và hệ điều hành trị giá 70 triệu đồng/thôn.
Các thôn đã phối hợp với VNPT Yên Định đưa các sản phẩm nông sản, các sản phẩm truyền thống lên sàn thương mại điện tử như gạo, sản phẩm OCOP, đồ gỗ truyền thống. Góp phần quảng bá, giới thiệu và bám sản phẩm cho người dân.
Những hạn chế, khó khăn, thách thức
Ông Đinh Xuân Sâm, Chủ tịch UBND Huyện Nghĩa Hành cho biết: Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác CÐS trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức, đó là: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về CÐS còn chưa thực sự đầy đủ, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ số; kỹ năng số cơ bản và thói quen sử dụng công nghệ số còn hạn chế. Nhân lực có trình độ công nghệ thông tin làm việc trong các cơ quan, đơn vị và trong doanh nghiệp còn thiếu.
Nguồn lực dành cho công tác CÐS còn hạn chế. Hạ tầng phục vụ CÐS có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu CÐS hiện nay. Việc xây dựng CSDL (bao gồm cả CSDL dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành) và số hóa, cập nhật thông tin, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu dùng chung còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức và mức độ quan tâm về an toàn, bảo mật thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, việc kiểm soát, ngăn ngừa thông tin xấu độc, lừa đảo trên môi trường mạng còn nhiều thách thức.
Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…
Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.
Người dân chỉ cài đặt một ứng dụng, đăng nhập một lần bằng tài khoản VNeID và ghi nhớ một mật khẩu là có thể khai thác được nhiều phần mềm, hệ thống thông tin, nền tảng số, dịch vụ số do các cơ quan nhà nước cung cấp. Giải pháp một kênh truy cập duy nhất vừa đơn giản, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa giúp chính quyền gần hơn với Nhân dân.