Người dân Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang hối hả đưa tàu thuyền vào nơi trú tránh, chằng chống nhà cửa... để ứng phó bão Noru (bão số 4) được dự báo rất mạnh sắp đổ bộ vào miền Trung.
Ngay từ sáng sớm 25/9, mưa ít, tạnh ráo, các cảng cá ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi tấp nập đón tàu cá cập bến hối hả bán cá cho thương lái rồi nhanh chóng rời cảng, tìm nơi tránh trú bão Noru.
Tại TP Đà Nẵng, chính quyền, người dân thành phố đã chủ động triển khai các biện pháp chằng chống nhà cửa, cơ sở kinh doanh dịch vụ, đưa tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn, di dời tài sản ngư lưới cụ vào sâu đất liền… để nhằm giảm thiểu thiệt hại do cơn bão gây ra.
Tại vùng biển Thọ Quang, ngay từ sáng 25/9, ngư dân đồng loạt đưa thuyền thúng lên bãi cát, chờ xe chuyên dụng đến cẩu lên bờ. Hầu hết các ghe giã cào đã lên bờ.
Tại Quảng Nam, theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, tính tới 5 giờ sáng 25/9, địa phương này vẫn còn 149 tàu/3.027 lao động hoạt động trên biển. Trong đó, 27 tàu/193 lao động hoạt động gần bờ; 69 tàu/680 lao động hoạt động khu vực quần đảo Hoàng Sa, 53 tàu/2.199 lao động hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Đài thông tin tìm kiếm cứu nạn của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam liên tục phát các bản tin về vị trí, diễn biến của bão Noru cho tàu cá đang hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh, di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng.
Ngay từ sáng sớm 25/9, người dân tại các vùng ven biển tỉnh Quảng Nam đang cấp tập đưa tàu thuyền vào bờ, neo đậu chằng chốngở khu vực an toàn. Nhiều hộ dân dùng dây thừng chằng chống nhà cửa, đưa bao cát lên chặng mái nhà để phòng tránh bão.
Nhiều người dân ở phường Cửa Đại, TP Hội An đã tổ chức chằng chống nhà cửa, nhà hàng bằng bao cát (nặng 30kg) để trên mái nhà, cửa sổ và người dân cũng tháo các dây bóng đèn, đèn lồng đem xuống, đồng thời lấy dây thừng ra cột các mái nhà và chòi tranh để giữ cố định khi bão đổ bộ vào đất liền.
Bên cạnh đó, các nhân viên nhà hàng, resort ven biển ở phường Cửa Đại đã bắt đầu thu dọn chòi tranh, ghế nằm những thứ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cho du khách tắm biển để đưa vào khu vực an toàn nhằm tránh sự tàn phá của gió bão. Ngoài ra, các tàu thuyền, ca nô đã chạy vào bến Cửa Đại neo đậu an toàn và một số người dân tháo dỡ các thiết bị máy móc, áo phao trên các tàu ca nô đem lên bờ để bảo quản.
Ông Lê Công Sỹ, Chủ tịch UBND phường Cửa Đại, cho biết: Sau khi nhận được thông tin về cơn bão số 4, chính quyền địa phương đã thông báo đến người dân, các chủ nhà hàng, khách sạn và resort ở dọc ven biển Cửa Đại thu dọn đồ đạc đem vào nơi an toàn, đồng thời chằng chống lại nhà cửa, chòi tranh;… để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, chúng tôi thông báo đến ngư dân đưa các tàu thuyền vào bến Cửa Đại để neo đậu. Hiện tại phường còn 2 tàu thuyền đang trên đường chạy vào bờ để trú tránh bão.
Về phương án sơ tán những hộ dân ở các vùng trũng thấp ở địa phương thì chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến của cơn bão số 4 rồi mới lên kế hoạch. Hiện tại thời tiết ở địa phương không có mưa và biển động mạnh.
Trung tá Nguyễn Hoang, Đồn Trưởng Đồn biên phòng Cửa Đại cho biết: “Đến thời điểm này, cơ bản các tàu thuyền trên địa bàn TP Hội An và các huyện lân cận đã vào bến Cửa Đại neo đậu để trú tránh bão an toàn. Dự kiến 17h cùng ngày, sẽ cấm biển không cho tàu thuyền ra khơi”.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, sáng nay (25/9), chính quyền TP Hội An đã tổ chức cuộc họp về triển khai ứng phó với cơn bão số 4 và lên kế hoạch sơ tán dân nếu bão số 4 đổ vào đất liền vào trúng tâm bão ở địa phương. Ngoài ra, chính quyền TP Hội An đã yêu cầu UBND các xã, phường theo dõi tình hình bão để thông báo cho người dân chằng chống nhà cửa trước khi bão đổ bộ.
Tại Quảng Ngãi, lúc 15 giờ chiều ngày 24/9, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ngãi đã có công điện gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương… trên địa bàn tỉnh chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án để ứng phó với bão Noru sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4, với sức gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 13…
Trước diễn biến phức tạp của bão Noru (bão số 4), Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi đã khẩn trương triển khai công tác phòng, chống thiên tai trên toàn tuyến; tổ chức lực lượng sắp xếp, neo cột tàu thuyền và kêu ngư dân tìm nơi trú tránh an toàn.
Hải Yến
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.