Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 5 tháng 11 năm 2022 | 15:22

Đầu tư cho văn hóa tạo nguồn lực tương lai

Văn hóa có vị trí rất quan trọng trọng sự phát triển của Đất nước, tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư cho ngành này vẫn chưa thật xứng tầm, một phần do cơ chế chính sách, một phần do các địa phương chậm bàn giao mặt bằng. Do đó, nhiều hạng mục công trình văn hóa chưa thể thi công được.

Đầu tư cho văn hóa để hướng đến tương lai

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống của nhân dân Thủ đô, vì thế trong 35 năm đổi mới, Đảng bộ TP. Hà Nội liên tục có sự đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức. Trong đó, TP đặc biệt quan tâm việc cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của T.Ư về phát triển văn hóa, xây dựng con người.

Theo báo cáo của UBND TP, đến tháng 3/2022, toàn TP có 30 thiết chế văn hóa, thể thao cấp TP, 57 thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện, 136 trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, 4.277 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố. Nhiều thiết chế văn hóa đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Nhà văn hóa thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa (Đông Anh) được đầu tư xây dựng mới.

Huyện Đông Anh là một trong số ít địa phương trên địa bàn Thành phố đã gần như “phủ sóng” nhà văn hoá đến 100% thôn, tổ dân phố. Song, vấn đề không chỉ nằm ở số lượng. Hầu hết các nhà văn hoá đều tổ chức các câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể thao cho các lứa tuổi và hoạt động sôi nổi. Qua đó, nhiều môn nghệ thuật truyền thống như: Hát tuồng, cải lương… được nuôi dưỡng; người dân được hưởng thụ các hoạt động văn hoá trên quê hương mình. Đây chính là bài học cần được nhân rộng trên địa bàn Thành phố.

Để xây dựng đời sống văn hoá, Huyện ủy Đông Anh đã xây dựng Chương trình số 04-CTr/HU ngày 7/9/2020 về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Đông Anh thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020 -2025”, ban hành Nghị quyết số 250 – NQ/HU của Huyện ủy Đông Anh về thực hiện tiêu chí “05 có, 03 không”. 5 có gồm: Có nhà văn hóa; có công viên mini, điểm sinh hoạt cộng đồng; có sân bóng đá; có điểm đỗ xe tĩnh kết hợp trồng cây xanh; có điểm thu gom, tập kết phế thải xây dựng.

Thực hiện các Chương trình, Nghị quyết này, đến nay, 152/155 thôn có nhà văn hóa (đạt 98%, 30/30 tổ dân phố có nhà văn hoá. Toàn  huyện hiện có 881 khu thể thao, bao gồm 1 sân vận động có khán đài, 13 bể bơi, 148 sân bóng đá, 235 sân cầu lông, 450 sân bóng chuyền… Ngoài ra, toàn huyện còn có 233 điểm sinh hoạt cộng đồng, 60 tiểu công viên, 80 điểm đỗ xe tĩnh kết hợp trồng cây xanh. 99 nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng đã lắp đặt 654 thiết bị, dụng cụ thể thao ngoài trời để nhân dân tập luyện.

Chưa xứng tầm

Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước trong 2 ngày 27–28/10, liên quan đến lĩnh vực văn hóa, các đại biểu đều khẳng định, văn hóa có vai trò quan trọng nhưng nguồn lực đầu tư chưa thực sự xứng tầm, chưa khơi dậy hết giá trị của truyền thống, di sản và các sản phẩm văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho biết, song song với phát triển kinh tế, việc xây dựng và phát triển văn hóa đã được quan tâm hơn nhiều, thể hiện qua các chương trình triển khai Kết luận số 76 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại các địa phương. Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã có tác động rất lớn, tạo chuyển biến tích cực trong toàn ngành văn hóa cũng như các địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, “phát triển văn hóa vẫn chưa thật tương xứng, ngang tầm với phát triển kinh tế”, ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước) nhận định.

Còn ĐBQH Hoàng Thị Đôi (Sơn La) cho rằng, phát triển sự nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư. Từ Khóa IX, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 30 ngày 20/7/2004 về đầu tư văn hóa, đó là tăng đầu tư cho văn hóa, phấn đấu đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định đầu tư cho văn hóa trở thành giải pháp để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. “Tuy nhiên, trong những năm qua, tôi thấy mức đầu tư cho văn hóa còn rất thấp, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. Qua khảo sát và niên giám thống kê của một số tỉnh từ năm 2015 - 2020, chưa tỉnh nào đạt mức đầu tư 1,8% tổng chi ngân sách địa phương cho văn hóa”, ĐB Hoàng Thị Đôi băn khoăn.

ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên- Huế) cho rằng, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nguồn lực đầu tư cho phát triển cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng chưa đáp ứng. Đầu tư không đạt tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước theo Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra kho lưu trữ tại Thư viện Quốc gia.

Giải ngân cho ngành văn hóa cần làm rõ tính đặc thù

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 khi kiểm tra Dự án cải tạo, nâng cấp Thư viện Quốc gia; làm việc với lãnh đạo Bộ VHTT&DL về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2022, sáng 25/10.

Báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Giám đốc Thư viện Quốc gia Kiều Thuý Nga cho biết, khó khăn lớn nhất của Thư viện Quốc gia hiện nay là hệ thống hạ tầng xuống cấp nặng nề, vì vậy, cần khẩn trương triển khai giai đoạn 2 của Dự án để sửa chữa, cải tạo tổng thể, đồng bộ các kho lưu trữ sách, báo, nhà làm việc.

Giai đoạn 1 của Dự án cải tạo, nâng cấp Thư viện Quốc gia (Dự án) được triển khai từ năm 2019 với tổng vốn đầu tư 92 tỷ đồng. Đến nay, Dự án đã thực hiện hơn 90% khối lượng, giải ngân vốn đầu tư đạt 70%. Các gói thầu đã được hoàn thành đúng tiến độ, vướng mắc chủ yếu do ảnh hưởng dịch Covid-19 liên quan đến các gói thầu nhập khẩu trang thiết bị. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của Dự án sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của Bộ VHTT&DL, đến ngày 24/10, Bộ đã giải ngân được xấp xỉ 210 tỷ đồng trên tổng số 1.184 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2022. Đáng chú ý, Bộ VHTT&DL đang thực hiện quy trình xin cho phép điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong năm 2022 là 496,8 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng đề nghị, lãnh đạo Bộ VHTT&DL bàn cụ thể, làm việc trực tiếp với lãnh đạo các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư nhằm làm rõ những đặc thù khi thực hiện các dự án đầu tư công của Bộ, theo hướng không áp dụng định mức kỹ thuật, chuẩn mực của công trình, dự án dân dụng đối với các dự án, công trình văn hoá, thể thao, du lịch.

“Những công trình có tính quốc gia như Thư viện Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam… khi đầu tư xây dựng, tu bổ, cải tạo phải đúng với tầm vóc của đất nước 100 triệu dân, có nền văn hiến mấy nghìn năm”, Phó Thủ tướng nói.

Để góp phần giữ vững hồn cốt của dân tộc và khắc phục những khuyết thiếu trong văn hóa ứng xử, văn hóa trên môi trường mạng... cần phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Song song với đó là nghiên cứu cho phép, triển khai hợp tác công tư trong trùng tu, khai thác di sản để tận dụng nguồn lực xã hội hóa, tăng đầu tư cho văn hóa và chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top