Festival nghề truyền thống Huế 2023 là không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống Huế, các địa phương trong nước và quốc tế.
Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 vừa công bố chương trình lễ hội với chủ đề Tinh hoa Nghề Việt. Không gian chính của lễ hội sẽ trải dài xuyên suốt hai bên bờ sông Hương và nhiều khu vực khác trên địa bàn TP. Huế.
Festival NTTH 2023 sẽ diễn ra từ ngày 28/4 - 5/5, không gian chính trải dài xuyên suốt hai bên bờ sông Hương và nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố Huế.
Tiếp nối thành công của 8 kỳ Festival nghề truyền thống Huế (NTTH) từ năm 2005 đến nay và triển khai Đề án Festival bốn mùa, UBND thành phố Huế tiếp tục tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 lần thứ 9 - 2023 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”. Đây là một trong những sự kiện lớn để thành phố Huế và của Tỉnh Thừa Thiên Huế để gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống, tăng cường quảng bá tới du khách, kích cầu du lịch; đồng thời, nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế.
Theo kế hoạch, Festival NTTH 2023 sẽ diễn ra từ ngày 28/4 - 5/5, trong đó lễ khai mạc tổ chức vào tối 28/4 và bế mạc vào tối 5/5. Không gian chính trải dài xuyên suốt hai bên bờ sông Hương và nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố Huế.
Chương trình chính gồm không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống của các thành phố quốc tế. Không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống Huế và một số địa phương tiêu biểu trong cả nước). Lễ hội ẩm thực, chủ đề "Tinh hoa nghề Bún". Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc. Chương trình giao lưu Văn hóa - Nghệ thuật giữa thành phố Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế. Lễ hội Quảng diễn đường phố. Lễ hội Tri ân dòng Hương - thuyền hoa đăng trên sông (tối 30/4). Nhưng Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước (ngày 5/5).
Festival NTTH 2023 là không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống Huế, các địa phương trong nước và quốc tế.
Các hoạt động hưởng ứng, hoạt động cộng đồng, gồm: Bình chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu. Xác lập một kỷ lục mới liên quan đến nghề truyền thống được thực hiện tại Festival nghề truyền thống Huế 2023. Lễ hội Festival Thuận An Biển gọi. Không gian thủ công mỹ nghệ sáng tạo. Chương trình Nghệ thuật "Giai điệu Tổ quốc" (tối ngày 01/5). Chương trình nghệ thuật "Giai điệu trữ tình" (tối ngày 02/5). Chương trình nghệ thuật "Giai điệu trẻ" (tối ngày 3/5). Các chương trình biểu diễn nghệ thuật dành cho giới trẻ tại các sân khấu và phố đi bộ. Lễ hội Diều, Không gian Thư pháp. Các hoạt động: Liên hoan võ thuật, thi đấu cờ người, trò chơi dân gian, Dance sport, dân vũ, Jogging, VnExpress Marathon,…
Ngoài các chương trình trên, thành phố Huế sẽ phối hợp, kết nối với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, Sở Du lịch tỉnh, Trung tâm Festival Huế và các đơn vị cấp tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Festival bốn mùa năm 2023, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn năm 2023 nhằm tuyên truyền quảng bá về Huế - Thành phố Festival, Thành phố Văn hóa ASEAN, Thành phố bền vững về môi trường ASEAN, Thành phố xanh quốc gia.
Về quy mô và phương án tổ chức, trọng tâm là giới thiệu sản phẩm độc đáo của các nghề, làng nghề truyền thống Huế, của các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế như: Kim hoàn, thêu, pháp lam, chạm khảm, đúc đồng, mộc mỹ nghệ, trúc chỉ, dệt Zèng, gốm, may áo dài, sản phẩm mây tre, cỏ bàng, nón lá, hoa giấy, tranh dân gian, đèn lồng, diều, ẩm thực, giới thiệu y học cổ truyền Huế, đặc sản địa phương. Xây dựng các tour du lịch, trải nghiệm...
Các đối tác tham gia tại Festival NTTH 2023 là các làng nghề và cơ sở nghề nổi tiếng, đặc trưng của tỉnh và thành phố Huế; các nghề và làng nghề liên quan tiêu biểu, nổi tiếng trong nước; các thành phố quốc tế có quan hệ hợp tác, kết nghĩa với Huế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp...) và Hiệp hội thủ công mỹ nghệ truyền thống Hàn Quốc; các đoàn nghệ thuật trong tỉnh và các tỉnh, thành phố bạn...
Kỳ Festival NTTH 2023 nhằm lan tỏa niềm tự hào Huế và đánh thức được sự thích thú, ủng hộ với các sản phẩm nghề truyền thống của Huế cũng như các địa phương khác. Từ đó, kích cầu sử dụng, mua sắm của cộng đồng về các sản phẩm truyền thống này, kích cầu du lịch để Festival mang giá trị kinh tế cao hơn, phát triển nghề truyền thống, quảng bá văn hóa, tạo điều kiện để người dân Huế kinh doanh và có thu nhập tốt hơn.
Festival nghề truyền thống Huế 2023 thực sự đổi mới, tạo được “tiếng vang” với nhiều mục đích, ý nghĩa mà thành phố hướng đến, trong đó tập trung phát triển ngành công nghiệp sáng tạo. Dù cách biểu diễn, trình diễn có khác so với các kỳ Festival nghề trước nhưng tinh thần chung là mạnh dạn thể hiện “chất liệu Huế”, nghề truyền thống Huế, con người Huế, quảng bá mảnh đất và hình ảnh Huế đến bạn bè, du khách gần xa, góp phần kích cầu du lịch, kinh tế - xã hội và tất cả các lĩnh vực khác trên địa bàn.
Được biết, kể từ khi Đề án xây dựng “Huế - Thành phố Festival” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007, thành phố Huế đã không ngừng nâng cao năng lực tổ chức, thể hiện tính chuyên nghiệp từ các khâu xây dựng kịch bản lễ hội, định hướng mẫu mã và chất lượng sản phẩm thủ công truyền thống, đến các giải pháp truyền thông sự kiện và xúc tiến quảng bá nhằm tiếp cận đến cộng đồng cũng như mang đến những kỳ lễ hội hấp dẫn, chất lượng, công phu và hoành tráng. Quảng bá hình ảnh Cố đô Huế. Qua đó phát huy thương hiệu và vị thế của Huế - Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch địa phương, “giữ chân” du khách với mảnh đất Cố đô, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực trên địa bàn, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch Huế, miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.