Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 9 năm 2022 | 11:0

Quảng Trị, TT- Huế sơ tán hàng chục ngàn hộ dân tránh bão Noru

Để ứng phó với bão Noru, tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế lên phương án dự trữ gạo, mì tôm và sơ tán hàng chục ngàn hộ dân đến nơi an toàn.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế địa phương được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống bão, đặc biệt là sơ tán dân nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

Quảng Trị và TT- Huế thực hiện lệnh cấm biển từ hôm nay 25/9.

Quảng Trị và TT- Huế đã thực hiện lệnh cấm biển và kêu gọi tàu thuyền vào neo đậu an toàn.

 

Từ sáng 25/9, tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện lệnh cấm biển. Còn 17 phương tiện/156 lao động hoạt động trên biển, dự kiến sáng ngày 26/9 sẽ vào bờ. Địa phương này cũng đã lên phương án dự trữ cấp tỉnh với 100 tấn mì ăn liền, 100 tấn gạo. Ngoài ra, các địa phương cấp huyện, cấp xã tự dự trữ và vận động người dân dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo bảy ngày khi có thiên tai xảy ra.

Tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên- Huế) một trong những vùng xung yếu ven biển thường xuyên bị sạt lở và triều cường xâm thực, công tác vận động người dân sơ tán được triển khai quyết liệt. Chính quyền địa phương đến tận nhà dân nắm thông tin và địa điểm sơ tán, đồng thời hỗ trợ người neo đơn, già yếu. Để ứng phó với bão Noru, tỉnh Thừa Thiên- Huế dự kiến di dời trên 23.000 hộ dân với gần 85.000 khẩu.

 

Chính quyền địa phương xã Phú Thuận (Phú Vang, TT- Huế) vận động người dân sơ tán và thực hiện chống bão.

Chính quyền địa phương xã Phú Thuận (Phú Vang, TT- Huế) vận động người dân sơ tán và thực hiện chống bão.

 

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) cho biết, Sau phiên họp sáng nay, lãnh đạo địa phương đã đến những khu vực xung yếu để tuyên truyền, vận động người dân di dời đến nơi an toàn. Đồng thời, kêu gọi các lực lượng cùng hỗ trợ người dân trong việc giằng chống nhà cửa, tất cả đều rất khẩn trương.

Còn tại Quảng Trị, vào chiều 25/9, UBND tỉnh Quảng Trị đã phát đi Công điện khẩn số 02 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc tập trung ứng phó với bão Noru và mưa lũ. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp ngày 25/9 và nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 08 ngày 23/8 của UBND tỉnh về tăng cường công tác PCTT&TKCN năm 2022.

 

Người dân ở TT- Huế bảo vệ diện tích nuôi thủy sản.

Người dân ở TT- Huế bảo vệ diện tích nuôi thủy sản.

 

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Sở NN&PTNT và UBND các huyện ven biển tổ chức kiểm tra, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi trú tránh an toàn; yêu cầu các chủ phương tiện phải có phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu ở khu vực cửa sông (Cửa Việt, Cửa Tùng), tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người. Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 19h ngày 25/9; việc sắp xếp tàu thuyền vào các nơi neo đậu, tránh trú đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh hoàn thành trước 17h ngày 26/9.

UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với bão, mưa lũ, nhất là đối với các vùng dọc bờ biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, vùng thường xuyên ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét, ngập cục bộ và vùng có nguy cơ sạt lở tại các công trình thuộc khu vực miền núi; chủ động triển khai công tác sơ tán dân, tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự ở những khu vực sơ tán.

 

Neo đậu tàu, thuyền nơi an toàn.

Neo đậu tàu, thuyền nơi an toàn.

 

Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ nhu yếu phẩm tại các điểm sơ tán tập trung, đảm bảo thực hiện các nội dung, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm thích ứng an toàn, phù hợp trong điều kiện mới. UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã yêu cầu công tác sơ tán dân tránh bão Noru phải hoàn thành trước 15h ngày 27/9...

Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có 2.295 tàu thuyền với 6.075 thuyền viên neo đậu an toàn tại bến; số tàu thuyền còn lại đang hoạt động trên biển. Tỉnh còn khoảng 523 ha lúa Hè Thu chưa thu hoạch; trên 900 ha ao, hồ và 75 lồng, bè đang nuôi trồng thủy sản. Tổng dung tích các hồ chứa nước trọng điểm trên địa bàn tỉnh đạt trung bình khoảng trên 33% so với dung tích thiết kế.

T. Thành

 

Ý kiến bạn đọc
  • Bài cuối: “Mối duyên” hợp tác đưa Sếu đầu đỏ bảo tồn tại Việt Nam

    Bài cuối: “Mối duyên” hợp tác đưa Sếu đầu đỏ bảo tồn tại Việt Nam

    Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện trong thời gian 10 năm (2022 – 2032). Đây là đề án “dài hơi”, mang tầm vóc quốc tế, do đó, cần sự chung tay, đồng hành của cả cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

  • Gấp rút hoàn thiện Làng Nủ mới

    Gấp rút hoàn thiện Làng Nủ mới

    Còn 3 ngày nữa là đến thời điểm bàn giao căn hộ đón người dân vào nhà mới, trên công trường thi công khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), từng hạng mục công trình đang chạy đua với thời gian.

  • Bài 3: Đôi mắt giữ sếu

    Bài 3: Đôi mắt giữ sếu

    Như “đôi mắt” luôn canh gác cho rừng, người đàn ông ấy không rời mắt khỏi từng góc tràm, từng mảng xanh nơi Vườn Quốc gia Tràm Chim. “Giữ mảng xanh cho Sếu đầu đỏ”, tâm niệm ấy đã níu ông lại với công việc giữ rừng suốt hơn 30 năm qua.

Top