Mưa lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng đê Mai Dương, chính quyền địa phương huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã phải huy động gần 100 người dùng hàng trăm rọ đá cỡ lớn để gia cố.
Mưa lớn liên tục trong nhiều ngày qua khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị ngập, nhiều nơi ở huyện Phong Điền, Quảng Điền, TP. Huế đã bị ngập sâu.
Gần 100 người đã được huy động để gia cố đê Mai Dương.
Mưa lớn cũng đà làm đoạn đê Mai Dương dài gần 100m giáp ranh thôn Mai Dương và thôn Lâm Lý, thuộc xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền sạt lở nghiêm trọng, hở hàm ếch , nước ăn sâu vào nền đường, nguy cơ bị vỡ đê cao, gây nguy hiểm đến nhiều nhà dân sống xung quanh, ảnh hưởng đến hàng trăm hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang của người dân địa phươngvà chia cắt giao thông.
Trước tình hình đó, chính quyền huyện Quảng Điền đã huy động gần 100 người là lực lượng Ban CHQS huyện Quảng Điền, dân quân phối hợp với các lực lượng của địa phương khẩn trương để đắp đê chống sạt lở, dùng hàng trăm rọ đá cỡ lớn, đá hộc, sắt quận làm thành từng rọ để gia cố các vị trí bị hở hàm ếch, bị nước đánh sạt lở.
Ông Phan Hùng Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền) cho biết, mấy ngày qua do thời tiết mưa to kéo dài, xã Quảng Phước lại là vùng thấp trũng nên nước dâng rất nhanh, hiện nay các tuyến đường đi của người dân đã bị chia cắt do nước dâng lên mà đặc biệt ở phía cuối hạ lưu Sông Bồ, khu vực cống Hồ thôn Mai Dương hiện nay do lượng nước lũ chảy mạnh đã bị sạt lở khoảng hơn 50m đê. Đến 16 giờ chiều ngày 13/10, các lực lượng sẽ hoàn thành công việc chống sạt lở đoạn đê, bảo đảm an toàn cho người dân địa phương.
Người dân đã dùng hàng trăm rọ đá cỡ lớn để gia cố các vị trí bị hở hàm ếch, bị nước đánh sạt lở.
Để chủ động trong công tác ứng phó với thiên tai trước tình hình mưa lớn kéo dài, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và TP. Huế khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, ven biển, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn; kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ (chú ý các đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ đang mang thai, người già yếu,…). Chú ý các khu vực đồi núi, khu vực có nguy cơ sạt lở cao như: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc; các hộ dân ven sông Hương, sông Bồ.
Kiểm tra công tác dự trữ vật tư, phương tiện, hàng hóa thiết yếu, nhất là tại khu vực thường xuyên xảy ra chia cắt khi mưa lũ lớn, vùng sâu, vùng xa; tuyên truyền người dân thực hiện tốt việc dự trữ tại chỗ. Kiểm tra, rà soát khu tránh trú bão phục vụ các tàu, thuyền thủy sản; công tác đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền vận tải khi có mưa lũ.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.