Từ ngày 25-27/9, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ nối với Áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra mưa lớn diện rộng.
Mưa lớn đã gây ra một đợt lũ trên các sông, gây ngập úng hàng trăm ha hoa màu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị cô lập, chia cắt bởi dòng nước lũ và sạt lỡ tại một số tuyến đường.
Thiệt hại nhiều hecta cây trồng
Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy PCTT, TKCN VÀ PTDS tỉnh Thanh Hóa. Tính đến 17h00 ngày 27/9, mưa lớn đã gây ngập lụt cục bộ một số diện tích cây trồng, cụ thể: Tổng diện tích lúa đang bị ngập 2/3 thân cây khoảng 891,6 ha. Trong đó: huyện Thạch Thành 97,5 ha, huyện Vĩnh Lộc 1,5 ha, huyện Ngọc Lặc 25,4 ha, huyện Như Thanh 2,15 ha, huyện Cẩm Thuỷ 19,4 ha, huyện Hà Trung 650 ha, huyện Như Xuân 55 ha, huyện Thường Xuân 40,65 ha.
Nước ngập qua các tuyến đường, chính quyền địa phương dựng biển cảnh báo
Tổng diện tích rau màu và các cây trồng khác bị ngập khoảng 520,69 ha. Trong đó: huyện Hoằng Hoá 65 ha, huyện Vĩnh Lộc 152,94 ha, huyện Ngọc Lặc 36,3 ha, huyện Như Thanh 45,5 ha, huyện Nông Cống 61 ha, huyện Cẩm Thuỷ 132 ha, huyện Thường Xuân 27,95 ha. Ngoài ra, có hơn 17 ha diện tích ao nuôi trồng thuỷ sản bị ngập.
Toàn tỉnh có 20 hộ bị ảnh hưởng do ngập lụt, sạt lở đất (tại huyện Thường Xuân), sạt lở mái đê phía sông tại K15+900 đê tả sông Hoàng, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn với chiều dài 10m và 230 m tường rào bị đổ tại huyện Như Thanh.
Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng, kiểm tra tại các địa phương bị ngập nặng do mưa lũ
Đến hết ngày 27/9, ngành Nông nghiệp thống kê, toàn tỉnh có 543 ha diện tích cây trồng bị ngập úng, ảnh hưởng do mưa lớn, tập trung tại các huyện: Cẩm Thủy 151,4 ha, Như Thanh 47,7 ha; Vĩnh Lộc 145,4 ha, Thạch Thành 82,5 ha, Yên Định 116,1 ha. Trong đó có 104,6 ha lúa, 285,6 ha ngô, 47,6 ha mía, 35,6 ha ớt và 69,6 ha rau màu và cây trồng khác.
Nước lũ đã chia cắt nhiều thôn, bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Theo dự báo của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh còn một số diện tích lúa chưa thu hoạch như: 170 ha vùng ngoài đê của huyện Nông Cống như Tế Nông, Trung Chính, Trung Thành, 1.000 ha tại thị trấn Vạn Hà, Thiệu Phú, Thiệu Hợp (Thiệu Hóa), 700 ha tại thị xã Nghi Sơn tập trung tại các xã, phường: Hải Lĩnh, Tùng Lâm, Tân Trường, Nguyên Bình, 600 ha chưa gặt tập trung tại các xã vùng màu, đồng cao. Tuy nhiên theo đánh giá các vùng này có khả năng tiêu úng tốt.
Nước lũ ngập ngang cầu gây khó khăn cho việc đi lại của người dân
Ngoài ra, toàn tỉnh còn khoảng 2.000 ha diện tích lúa nếp dài ngày tập trung tại huyện Hà Trung, huyện Thạch Thành, TP Thanh Hoá. Hiện nay lúa mới trỗ đòng nên trong trường hợp ngập đến cổ bông sẽ không ảnh hưởng lớn. Nếu ngập cả bông phải tập trung tiêu nhanh để cứu lúa tại vùng TP Thanh Hoá, Hà Long (Hà Trung), Thạch Bình, Thạch Đồng (Thạch Thành).
Về giao thông, trên các tuyến quốc lộ uỷ thác do tỉnh quản lý: mưa lớn đã gây sạt taluy dương tại 3 vị trí với khối lượng khoảng 950m3 trên tuyến quốc lộ 15C, quốc lộ 217, xói lở lề đường tại 5 vị trí trên tuyến quốc lộ 217B với chiều dài khoảng 40m3; sa bồi mặt đường đường tại 8 vị trí trên tuyến quốc lộ 217B với khối lượng khoảng 70m3...
Nhiều tuyến đường bị sạt lở do mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện Quan Hoá
Nhiều tuyến đường bị sạt lỡ do mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện Quan HoáTrên các tuyến đường tỉnh: Có 12 vị trí taluy dương bị sạt với khối lượng khoảng 650m3; xói lở mặt đường tại 2 vị trí trên tuyến đường tỉnh 520B với chiều dài khoảng 100m; sa bồi mặt đường tại 50 vị trí với khối lượng khoảng 320m3, xói lở lề đường tại 21 vị trí trên các tuyến đường tỉnh 523B và 516. Nhiều đoạn đường bị chia cắt bởi nước lũ, một số thôn bị cô lập.
Trên địa bàn xã Bình Lương (Như Xuân) một người bị mất tích do nước lũ cuốn khi đi bắt cá.
Công tác chỉ đạo, ứng phó
Trước tình hình mưa, lũ và các hình thái thiên tai khác do mưa lớn gây ra, để chủ động triển khai ứng phó. Tỉnh Thanh Hoá đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN, ngày 27/9/2023 về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS đã ban hành 03 Công điện phát lệnh Báo động lũ trên các tuyến sông và 03 Công văn chỉ đạo ứng phó với thiên tai.
Lập chốt cảnh báo cho người dân không đi qua các khu vực ngập lụt
Sáng ngày 27/9,Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã thành lập 03 Đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn, cùng với Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng thường trực Chỉ huy PCTT tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với thiên tai tại các địa phương:
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tại các vị trí đập tràn và tình hình thiệt hại hoa màu tại các xã Trung Thành, Tế Nông, Yên Mỹ (Nông Cống) và xã Yên Thọ (Như Thanh).
Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo các giải pháp ứng phó với mưa lũ tại huyện Hà Trung và Vĩnh Lộc.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn, kiểm tra khu vực sạt lở tại huyện Vĩnh Lộc
Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình sạt lở Quốc lộ 15 qua địa bàn xã Phú Xuân (Quan Hoá) và tình trạng sạt nở núi vào nhà ở tại thôn Khung, xã Thiết Kế (Bá Thước).
Lãnh đạo các địa phương đang chỉ đạo tích cực vận hành các hệ thống tiêu úng. Các đoàn công tác chỉ đạo sản xuất của Chi cục trồng trọt cũng tiếp tục đi thăm đồng, phối hợp các địa phương chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất trước ảnh hưởng của mưa lũ. Đồng thời, chỉ đạo khơi thông dòng chảy, sẵn sàng các phương án tiêu cưỡng chế, tạm dừng đưa cây trồng ra ruộng gieo trồng, tăng cường chăm sóc trong bầu, trong vườn ươm; đắp vun gốc, tủ rơm rạ cho cây đã trồng ngoài ruộng.
Do lượng mưa lớn và kéo dài đã gây sạt lỡ nghiêm trọng trên nhiều tuyến đường
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục tập trung chỉ đạo các địa phương nắm bắt tình hình mưa lũ để có các giải pháp ứng phó kịp thời.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.