Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), sau khi giảm mạnh vào năm ngoái, lượng tôm hùm Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đã quay trở lại mức cao.
Nuôi tôm hùm tại tỉnh Phú Yên. Ảnh tư liệu: Trọng Đạt/TTXVN
Truyền thông Trung Quốc ngày 22/10 đưa tin, trong 9 tháng đầu năm nay, lượng tôm hùm Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng gấp 33 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự biến động này đến từ việc giá tôm hùm thấp và các mối liên kết thương mại chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, tổng lượng tôm hùm nhập khẩu từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đạt 205,87 triệu USD, tăng 3.285% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 9, lượng tôm hùm nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng 133,9% so với tháng 8 và tăng 2.336% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng lượng tôm hùm nhập khẩu của Trung Quốc từ tất cả các thị trường tăng 40,86% theo năm, đạt 558,24 triệu USD trong cùng kỳ, trong khi giá nhập khẩu giảm 23%.
Các nhà phân tích cho biết sự gia tăng đột biến này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Trung Quốc vẫn có nhu cầu với các loại thực phẩm cao cấp, mặc dù có sự do dự trong chi tiêu nói chung, đồng thời cho biết thêm chi phí nhập khẩu của Việt Nam tương đối thấp do chênh lệch về lao động và vận chuyển. Nhất là chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc thấp so với các nước xuất khẩu tôm hùm xa hơn như Australia và Canada. Ngoài ra, ông Jack Nguyen - Tổng giám đốc điều hành của công ty dịch vụ chuyên nghiệp InCorp cho biết, các loài giáp xác có thể được vận chuyển tươi trong vòng một ngày, khiến chúng trở thành lựa chọn được ưa chuộng tại Trung Quốc.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tôm hùm của Việt Nam đã trở lại thị trường Trung Quốc vào năm ngoái sau một thời gian bị gián đoạn. Bà Phùng Thị Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm tại Hiệp hội cho biết, Trung Quốc cơ bản đã nới lỏng các quy định nhập khẩu hải sản sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống. Các thỏa thuận hai chiều tiếp theo cùng với các quy tắc tự do hóa thương mại của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã tạo điều kiện cho việc mở rộng xuất khẩu tôm hùm.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc cũng chuẩn bị khởi động lại việc nhập khẩu tôm hùm của Australia. Tại diễn đàn khu vực ASEAN gần đây diễn ra tại Lào, phía Bắc Kinh và Canberra đã nhất trí dỡ bỏ lệnh tạm hoãn gần 4 năm đối với các lô hàng tôm hùm vào cuối năm nay. Vào năm 2019, hơn một nửa lượng tôm hùm nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Australia.
https://baotintuc.vn/kinh-te/tom-hum-viet-nam-tro-lai-vi-the-hang-dau-tai-thi-truong-trung-quoc-20241023093404756.htm
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.