Là tỉnh có đàn lợn lớn thứ 3 cả nước nhưng dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Bắc Giang lại muộn gần 2 tháng so với các tỉnh thành khác. Bằng việc triển khai đồng bộ nhiều giải, hiện Bắc Giang đã có 196 xã đã qua 30 ngày không phát sinh dịch.
Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp để phòng, chống dịch tả.
Bắc Giang là tỉnh có đàn vật nuôi khá phong phú, đa dạng về chủng loại, về số lượng vật nuôi luôn nằm trong top 10 tỉnh thành có đàn vật nuôi lớn nhất nước. Đến tháng 9/2019, đàn trâu giữ ổn định 46.160 con, đàn bò 142.500 con, đàn ngựa 4.300 con, đàn dê trên 30.000 con, đàn lợn 752.000 con.
Đàn gia cầm 18,8 triệu con, trong đó đàn gà 15,572 triệu con, đàn vịt 2,2 triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 160.347 tấn (thịt lợn 97.213 tấn, thịt trâu bò 6.100 tấn, thịt gia cầm 57.043 tấn); giá trị tính theo giá hiện hành đạt trên 8.500 tỷ đồng.
Phương thức chăn nuôi tại Bắc Giang đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, tăng mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAP, chăn nuôi an toàn sinh học.
Tháng 3/2019, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Bắc Giang, đến ngày 20/10/2019, toàn tỉnh đã phải chôn hủy là 272.467 con lợn tương ứng 14.473,3 tấn. Dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh muộn hơn gần 2 tháng so với các tỉnh khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân xuất bán lợn khỏe mạnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.
Để khống chế hiệu quả dịch bệnh, tỉnh Bắc Giang đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chủ động, cương quyết, không hoang mang.
Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật, BCĐ phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, chỉ đạo thành lập các Đoàn kiểm tra công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi ở các cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.
Thành lập 10 tổ công tác phòng, chống dịch bệnh phối hợp với các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, xác minh, lấy mẫu để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Việc xử lý lợn mắc dịch tả lợn châu Phi được thực hiện theo các hướng dẫn, quy định của Trung ương, của tỉnh.
Sự vào cuộc kịp thời của Bắc Giang đã khống chế được dịch tả châu Phi
Sau 7 tháng chống dịch, số lượng lợn ốm chết buộc phải chôn hủy hàng ngày đã giảm. Hiện, tỉnh có 196 xã đã qua 30 ngày không phát sinh lợn ốm, chết buộc phải chôn hủy. Đến hết 31/8/2019, Bắc Giang hỗ trợ người chăn nuôi có lợn mắc bệnh phải tiêu hủy với số 387.302.068.000 đồng.
Theo ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng ban chỉ đạo Phòng, chống bệnh dich tả lợn châu Phi tỉnh Bắc Giang cho biết, ngay khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại một số tỉnh miền Bắc, Bắc Giang đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng phương án, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch.
Kịp thời tuyên truyền để giúp người dân hiểu đúng, hiểu rõ về công tác phòng, chống dịch bệnh, từ đó chủ động phòng, chống dịch. Cùng với đó, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, sản xuất theo chuỗi liên kết được quan tâm thực hiện nhiều hơn đã góp phần thực hiện tốt trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Kịp thời ban hành cơ chế chính sách, bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch, ông Tùng cho biết thêm.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.