Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 5 tháng 10 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2021 | 20:39

Căn nhà hai tầng trên phố Tôn Đức Thắng bốc cháy nghi ngút

Đầu giời chiều ngày 22/12, đã xảy ra cháy lớn tại căn nhà 2 tầng trên phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa (Hà Nội).

Phải phá kính để dập lửa

Theo đó, một đám cháy lớn xảy ra tại căn nhà 2 tầng trên phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngọn lửa bùng phát từ tầng 2 ngôi nhà của người dân sau đó lan nhanh sang phòng giao dịch của ngân hàng ở tòa nhà bên cạnh. Khói đen từ vụ cháy bốc cao hàng chục mét. 

 

nc12-16401569085101300418859.jpg
Khói đen từ vụ cháy bốc cao hàng chục mét.

 

Ông Trương Ngọc Vĩnh, một người dân sống tại đây cho hay, khoảng 12h30, khi thấy lửa bùng lên ở tầng 2, ông và người dân xung quanh đã chạy ra ngoài và hô hoán. 

"Tầng 2 căn nhà này là để cho thuê, nên chúng tôi lo không biết liệu có phải do họ đun nấu mà quên không tắt bếp hay không", ông Vĩnh nói.

Rất nhanh chóng, ngay sau khi nhận được tin báo, 5 xe cứu hỏa cùng hàng chục cảnh sát được điều động đến hiện trường để cứu nạn, cứu hộ.

 

269053549_443052240786069_380521026102104873_n.jpg
Nhiều xe chữa cháy được huy động, đỗ ở bên ngoài con phố lớn.

 

Liên quan đến vụ cháy, chỉ huy Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an quận Đống Đa cho biết, lực lượng chức năng đang dập lửa và thống kê thiệt hại. Ngay khi tiếp nhận tin báo, hàng chục cán bộ chiến sĩ có mặt để chữa cháy.

Hiện, lực lượng công an đang xác minh nguyên nhân vụ cháy.

Phòng cháy đúng cách 

Được biết đây không phải là lần đầu tiên con phố này xảy ra hỏa hoạn, trước đó, khoảng 1h ngày 4/4, nhiều người phát hiện lửa và khói bốc ra từ cửa hàng bán đồ sơ sinh ở số 311 phố Tôn Đức Thắng đang đóng kín cửa. Thời điểm xảy ra cháy, trong nhà có nhiều người lớn và trẻ em đang ngủ.

Ngay khi nhận được tin báo, Công an quận Đống Đa điều nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường tổ chức dập lửa và cứu nạn.

Tới sáng, thi thể các nạn nhân đã được đưa ra ngoài. Lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm những người còn mắc kẹt bên trong.

Có thể thấy rằng, tốc độ đô thị hoá mạnh ở nhiều thành phố khiến nhiều người chỉ quan tâm về an toàn cháy nổ, thoát hiểm, cứu hộ cứu nạn công trình cao tầng, nhà chung cư. Vấn đề làm sao đảm bảo an toàn về cháy nổ, thoát hiểm cho những công trình nhà riêng ở mặt đất, nhất là những nhà trong ngõ dường như đang bị xem nhẹ. Nhiều vụ cháy nổ gây hậu quả thiệt hại lớn về tài sản, cảnh tang thương tại những ngôi nhà riêng ở mặt đất vẫn xảy ra thường xuyên.

Mặt khác, nhiều hộ gia đình cũng tận dụng khu vực tầng 1 để buôn bán kinh doanh, các loại hàng hóa không đảm bảo về khoảng cách an toàn trong việc phòng chống cháy nổ. 

Đặc biệt, ở tuyến phố Tôn Đức Thắng, hầu hết các gia đình chủ yếu chỉ thiết kế một cửa duy nhất vì diện tích nhà ở hẹp, hộ nào kinh doanh thường để hàng hóa ngay lối vào, nếu không kinh doanh, khu vực tầng 1 cũng để rất nhiều đồ đạc, phương tiện chứa xăng dầu dễ bắt lửa.

 

268522183_219475010350296_1300930923838616620_n.jpg
Do đám cháy lan sang một chi nhánh ngân hàng bên cạnh, cảnh sát dùng búa phá kính phun nước vào sâu bên trong

 

Trao đổi về vấn đề này, Đại tá Lê Văn Hiến, Phó trưởng Công an quận Đống Đa cũng chia sẻ: Đống Đa là một quận đặc thù nội thành Hà Nội, có rất nhiều ngõ nhỏ, nhà trọ và nhà ở kết hợp kinh doanh dạng nhà ống, rất nhiều nhà không có lối thoát nạn. Chính vì vậy, khi xảy ra cháy ở dạng nhà này luôn thường trực nguy cơ tử vong.

Đại tá Hiến khuyến cáo, để tránh thương vong từ những vụ cháy, việc mở lối thoát nạn là vấn đề cốt lõi. Ngoài ra, các hộ gia đình cần trang bị bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc và trang bị kỹ năng sinh tồn cho mình. Ví dụ, khi đi ngủ cần ngắt thiết bị điện ở những khu vực không cần thiết, thường xuyên bảo dưỡng thiết bị điện, lắp những thiết bị an toàn hơn.
 
“Nếu xảy ra cháy, không tự dập dược thì cần dùng mặt nạ chống độc hoặc khăn ướt trùm vào mặt để vượt qua đám cháy, thoát ra bên ngoài dù có bị bỏng. Không được chạy lên tum là nơi không lối thoát, vì lên đó là đường cùng, rất ít cơ hội sống sót, chết ngạt rất nhanh”, đại tá Hiến nói.
 
Đối với vấn đề phòng cháy, Đại úy Lê Đình Vĩnh - Giảng viên Khoa Cứu nạn cứu hộ - Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ hỏa hoạn ở nhà dân là do chập điện.

Từ đó, Đại úy Vĩnh đưa ra lời khuyên, trong quá trình xây dựng nhà ở, nên thiết kế hệ thống điện đảm bảo chất lượng, tránh trường hợp quá tải, để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Ngoài ra, cần thiết kế, cải tạo các lối thoát hiểm ở các tầng trên, "chuồng cọp" phải có ô thoát nạn, chìa khóa cần được để ở vị trí thuận tiện.

Lý giải về điều này, Đại úy Vĩnh cho rằng nhiều gia đình do sử dụng một số các loại dây điện không tốt, hoặc do lâu ngày không được thay mới hệ thống dây điện nên dẫn đến quá tải, từ đó sinh chập, cháy.

 
 
Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…

  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.

Top