Đây là thông tin được ông Vũ Bá Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Hải Phòng tại hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí, tổ chức chiều 3/10.
Thông tin tại hội nghị, ông Vũ Bá Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Hải Phòng cho biết, tính đến ngày 30/9, ước tính mức thiệt hại do bão số 3 gây ra đối với ngành nông nghiệp TP. Hải Phòng là gần 5.000 tỷ đồng (trong đó: trồng trọt 2.628,49 tỷ; lâm nghiệp 529,4 tỷ; chăn nuôi ước thiệt hại 381,7 tỷ; thủy lợi ước thiệt hại 36,8 tỷ; thủy sản ước thiệt hại 1.305,4 tỷ đồng).
ông Vũ Bá Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Hải Phòng thông tin tại hội nghị.
Nhiều diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh bị gãy đổ, hư hại. Nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, lồng bè bị thiệt hại. Nhiều trang trại chăn nuôi bị ảnh hưởng; gia súc, gia cầm chết. Nhiều diện tích rừng tự nhiên đồi núi, rừng tự nhiên và rừng trồng ngập mặn, rừng phi lao, rừng trồng đồi núi, rừng mới trồng của các dự án trồng rừng bị gãy, đổ, sóng biển đánh bay và cuốn trôi rừng.
Tình hình thiệt hại do bão số 3, mưa lũ gây ra cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn TP. Hải Phòng ở mức rất lớn, chiếm gần 40% so với tổng ước thiệt hại của thành phố (13.062.733,49 triệu đồng).
Đến nay, Sở NN&PTNT đang tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê và hướng dẫn xây dựng hồ sơ hỗ trợ đối với các đối tượng bị thiệt hại theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 03/02/2027 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp ở Hải Phòng là gần 5.00 tỷ.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, các địa phương triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP nói trên đã phát sinh nhiều bất cập.
Về đối tượng hỗ trợ, Nghị định ban hành từ năm 2017, do đó có một số khái niệm về cây trồng, vật nuôi thuộc nội dung trồng trọt, lâm nghiệp, thuỷ sản chưa phù hợp với Luật Trồng trọt năm 2018, Luật Chăn nuôi năm 2018, Luật Thủy sản năm 2017, Luật Lâm nghiệp năm 2017 dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Một số loại cây trồng, vật nuôi, hình thức nuôi chưa được quy định trong Nghị định số 02/2017/NĐ-CP nhưng lại được thống kê thiệt hại theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNN&PTNT-BKH&ĐT ngày 23/11/2015, dẫn đến khó khăn trong công tác hỗ trợ khôi phục sản xuất.
Người dân đau xót khi diện tích NTTS tan hoang sau bão.
Nghị định được xây dựng từ năm 2017 với mức hỗ trợ thấp và không phù hợp với thời điểm hiện tại. Hiện nay, chi phí sản xuất, giá thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng lên rất nhiều so với trước đây nên mức hỗ trợ trong Nghị định số chưa phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu cho việc khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiên tai.
Từ những khó khăn, vướng mắc TP. Hải Phòng đã đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 03/02/2027 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo hướng tăng mức hỗ trợ thiệt hại.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.