Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2016 | 12:45

Canh tác lúa thông minh giúp tăng lợi nhuận cho nông dân

Tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động xấu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua, nơi hàng năm sản xuất lúa trên 4,1 triệu ha.

Chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu” vùng ĐBSCL năm 2016 và hội thi tổng kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc trong 2 ngày 17 và 18/10/2016 tại Cần Thơ do Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Quốc gia phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức cho thấy trình độ canh tác của nông dân ngày càng được nâng cao do được tiếp cận với nhiều hình thức canh tác mới (canh tác lúa thông minh) giúp cho người nông dân tăng lợi nhuận.

Nhà khoa học ủng hộ

Theo ông Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Việt Nam nằm trong số các quốc gia sẽ chịu tác động nặng nề nhất do tình trạng biện đổi khí hậu. Diễn biến thời tiết trong thời gian qua đã minh chứng rất rõ những tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao và khô hạn gây thiệt hại rất nhiều diện tích cây trồng ở hậu hết các vùng miền trong cả nước. Tại ĐBSCL, nơi được biết đến là có nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi thì cũng đang phải chống chọi rất khó khăn với thời tiết. Đã có 10/13 tỉnh công bố thiên tai do hạn, mặn trong đợt thiên tại lịch sử vừa qua.

Tình trạng BĐKH tác động xấu đến hơn 4,1 triệu ha diện tích sản xuất (SX) lúa hàng năm tại vùng ĐBSCL thời gian qua. Hậu quả là năng suất lúa giảm, giá thành tăng, lợi nhuận thấp, cạnh tranh XK gạo kém. Vì vậy, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT mới, như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, SX lúa công nghệ sinh thái… Với mục tiêu giúp nhà nông yên tâm SX, cải thiện thu nhập, thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiệu quả để có thể tự ứng phó với các điều kiện bất lợi do BĐKH cũng như trong thực tế SX, trong vụ lúa Hè Thu 2016, Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Mô hình canh tác lúa thông minh tại các tỉnh ĐBSCL

GS.TS Mai Văn Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, cố vấn chương trình canh tác lúa thông minh cho biết, tiêu chí giảm lượng giống gieo sạ là biện pháp canh tác bắt buộc trong SX lúa hiện nay.

Thực tế, 100% ruộng mô hình đã đạt tiêu chí giảm lượng giống gieo sạ biến động từ 74- 82kg/ha, trong khi ruộng đối chứng phổ biến sử dụng 104-200kg/ha. Việc giảm lượng giống vừa giúp tiết kiệm chi phí giống lúa vừa giúp cây lúa phát triển tốt hơn, giảm sâu bệnh hại, tăng năng suất...

PGS.TS. Mai Thành Phụng (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) cho biết, đối với lượng phân bón sử dụng trong các mô hình đã giảm nhiều so với tập quán bón cũ. Trong đó, giảm cao nhất là đạm và lân, hầu hết các ruộng đối chứng đều bón đạm vụ HT hơn 100kg/ha. Cá biệt, một số tỉnh như An Giang, lượng đạm trong mô hình chỉ còn 64kg/ha, Tiền Giang thấp hơn 34 kg/ha, lượng lân cũng giảm đáng kể. Số chồi hữu hiệu tập trung từ 350-550 chồi/m2. Năng suất mô hình đều đạt cao hơn so với ruộng đối chứng từ 200-1.000 kg/ha. Một số tỉnh ruộng mô hình có năng suất lúa vượt trội như Sóc Trăng (1.000kg/ha), Cần Thơ (600kg/ha), Bến Tre (500 kg/ha).

Nông dân phấn khởi

Với Mục tiêu chương trình là hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật canh tác mới, hiệu quả, các giải pháp canh tác thông minh để ứng phó với biến đổi khí hậu; Cung cấp cho nông dân các giải pháp mới về kỹ thuật canh tác, các sản phẩm phân bón Đầu Trâu mới phù hợp với điều kiện canh tác bất lợi; Nâng cao hiệu quả sản xuất trồng lúa, cải thiện thu nhập cho bà con nông dân; Góp phần nâng cao kiến thức, trình độ canh tác của người nông dân trong khu vực mô hình cũng như các khu vực khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Ông Phan Thiện Khanh, ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) cho biết, áp dụng mô hình canh tác lúa thông minh ứng phó BĐKH, gia đình giảm lượng giống từ 200 – 250 kg/ha xuống còn 60 - 80 kg/ha. Vụ lúa HT vừa qua giảm chi phí 3 triệu đồng/ha, tăng lợi nhuận 5 triệu đồng/ha so với ruộng ngoài mô hình.

Các đội thi đang trình bày tiết mục của mình tại hội thi

Còn ông Đồng Văn Tiệp, ở ấp 3, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) là một trong những nông dân tiêu biểu được chọn thí điểm tham gia mô hình canh tác lúa thông minh cho biết, do đất nhà ông nhiễm phèn nặng, khi sử dụng loại phân chuyên dùng Đầu Trâu, ông thấy bộ rễ cây lúa phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu, lúa ít bệnh… “Mô hình đã đem lại hiệu quả cao, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, trừ chi phí lãi 22 triệu đồng/ha. Sang vụ ĐX 2017, Tôi sẽ áp dụng biện pháp kỹ thuật từ mô hình này với những diện tích còn lại của gia đình, ông Tiệp cho biết.

Tất cả các mô hình đều có đối chứng với điều kiện SX tương đồng để so sánh hiệu quả. Nông dân canh tác trong mô hình được các nhà khoa học ra tận ruộng hướng dẫn thực tế cho bà con dễ nắm bắt.

Số liệu báo cáo từ Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL cho thấy, tất cả các mô hình đều đạt được kết quả tốt, đã được các địa phương và nông dân đồng tình cao. Từ đó, những phương thức SX mới được nông dân tiếp thu và sẽ áp dụng cho các diện tích còn lại trong các vụ lúa tới.

Giá thành sản xuất lúa bình quân: 12/13 mô hình có giá thành sản xuất 1kg lúa thấp hơn so với ruộng đối chứng. Qua đó chứng tỏ, chi phí sản xuất trong mô hình đã giảm khá nhiều so với tạp quán canh tác của nông dân. Việc giảm chi phí sản xuất và năng suất mô hình cao đã mang đến lợi nhuận tốt hơn ở các ruộng mô hình. Một số tỉnh có lợi nhuận tăng cao vượt trội như Sóc Trăng (chênh lệch 5,7 triệu/ha), Cần Thơ (4,9 triệu/ha), Vĩnh Long (4,6 triệu/ha). Một số ruộng mô hình tại các địa phương có điều kiện canh tác khó khăn như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre lợi nhuận trong mô hình vẫn cao hơn đáng kể so với ruộng đối chứng.

Nông dân và cán bộ khuyến nông chụp hình luu niệm với nhà khoa học tại hội thi

Được biết, sau thời gian thực hiện mô hình, 65 nông dân đã học được rất nhiều kiến thức về SX nông nghiệp từ các nhà khoa học cũng như tự trải nghiệm trong thực tế SX. Với các kiến thức đã học được, nông dân có khả năng tự chủ động trong SX và ứng phó với các điều kiện sản xuất bất lợi. Ngoài ra, rất nhiều nông dân còn xây dựng được kỷ năng thuyết trình, có khả năng truyền đạt kinh nghiệm SX cho cộng đồng.

Chương trình thực hiện hội thảo tổng kết chung cho 13 mô hình tại Cần Thơ và hội thi tổng kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc. Ngoài giải thưởng là hiện vật sau hội thi, 20 nông dân xuất sắc và đội thi đạt giải nhất sẽ được Công ty CP phân bón Bình Điền mời tham quan học tập các mô hình về sản xuất nông nghiệp tiên tiến tại Thái Lan (dự kiến vào tháng 11/2016).

Quang Minh

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top