Quy định về việc mua phí bảo lãnh với các dự án có hiệu lực từ 1-7-2015, đồng nghĩa với việc giá chung cư sẽ tăng.
Điều 56 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2015) quy định: “Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”.
Theo các chuyên gia, nếu quy định này đi vào thực tiễn thì người mua chung cư sẽ phải cõng thêm cả khoản phí này trên lưng.
Trong buổi tọa đàm “Quy định bảo lãnh ngân hàng: Bảo vệ quyền lợi người mua nhà hình thành trong tương lai” do Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức, HoREA đã phân tích quy định này sẽ làm phát sinh chi phí mới trong cơ cấu giá thành bất động sản mà người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo HoREA, quy định về bảo lãnh ngân hàng; và hoạt động phổ biến của các ngân hàng thương mại về bảo lãnh ngân hàng hiện nay, nếu muốn được ngân hàng cam kết bảo lãnh có giá trị ví dụ 100 tỷ đồng thì hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu chủ đầu tư phải có 100 tỷ đồng ký quỹ vào ngân hàng (nếu không có 100 tỷ đồng tiền mặt thì chủ đầu tư phải có tài sản có giá trị gấp khoảng 1,3 lần để làm tài sản bảo đảm thay thế). Chủ đầu tư phải trả phí bảo lãnh khoảng 2%/năm, tương đương với khoảng 2 tỷ đồng/năm. Nếu áp dụng như trên thì sẽ phát sinh chi phí do phải ký quỹ (hoặc tài sản bảo đảm) và phí bảo lãnh, chủ đầu tư sẽ tính vào giá bán, giá thuê mua nhà hình thành trong tương lai mà người tiêu dùng phải trả khi mua, thuê mua nhà.
Nhiều khả năng người mua nhà sẽ “cõng” thêm phí bảo lãnh từ ngày 1-7-2015
Cùng quan điểm trên, đại diện một doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng cho rằng, việc bảo lãnh phát sinh thêm một khoản phí. Khoản phí này đến nay chưa có hướng dẫn chính thức nhưng có thể thấy là không hề thấp (vì nếu thấp thì ngân hàng không mặn mà gì bảo lãnh). Ngoài khoản phí chính thức này ra, còn phát sinh thêm nhiều khoản phí khác... Đây được xem là “chi phí đầu vào dự án”. Do vậy, chủ đầu tư sẽ phân bổ vào giá bán, làm giá bán căn hộ trên thị trường tăng lên và cuối cùng người mua phải chịu. Một chính sách pháp luật ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng này đã vô hình trung làm thiệt hại cho chính khách hàng.
Liên quan đến quy định này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm, dự thảo sửa đổi Thông tư 28 đã được lấy ý kiến, bổ sung đến lần thứ bảy, sẽ có hiệu lực vào 1-7 sắp tới. “Như vậy, viễn cảnh người mua nhà sẽ phải “cõng” thêm một khoản phí nữa trên lưng sau khi quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực”, một chuyên gia cho biết.
Thái An
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.