Lênh đênh con nước chừng 10 phút, bạn có dịp thu vào tầm mắt vẻ đẹp xanh ngắt của rừng tràm Tân Lập, đi trên con đường xuyên rừng tràm dài và đẹp nhất Việt Nam.
Rừng tràm Tân Lập hay còn gọi là làng nổi Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách TP.HCM khoảng 120 km. Nơi đây là điểm đến thú vị cho du khách vào mỗi dịp cuối tuần bởi không gian trong lành, ẩm thực hấp dẫn, và chi phí hợp lý.
Có nhiều cách để di chuyển đến Tân Lập, nhưng dễ và thuận tiện nhất là đi theo Quốc lộ 62 từ thành phố Tân An hướng về Mộc Hóa. Trên đường đi, nếu cảm thấy xa, bạn hãy hỏi người dân đường về Mộc Hóa, từ đó cứ di chuyển, sẽ thấy rừng Tân Lập bên tay trái. Đừng hỏi rừng tràm Tân Lập ở đâu, vì nhiều người dân không biết địa danh này.
Làng nổi Tân Lập lại mang vẻ đẹp của đồng quê với cánh rừng tràm bạt ngàn, không gian sông nước thoáng đãng và vô cùng mát mẻ. Chiều về, những cánh đồng lúa thấp thoáng sau rừng tràm phủ một màu trắng xóa từ khói đốt đồng, tạo nên một cảnh tượng rừng tràm vừa ma mị, đầy quyến rũ.
Mái nhà tranh duy nhất trong rừng tràm, nơi du khách dừng chân nghỉ ngơi, thưởng thức một vài món ăn dân dã của vùng sông nước miền Tây.
Trải nghiệm trekking con đường bê tông xuyên rừng tràm dài nhất Việt Nam ở Tân Lập quả là một điều thú vị. Bạn vừa có thể tạo dáng, chụp ảnh check-in, vừa ngao du thưởng ngoạn cảnh vật thân thương, bình dị ở đây.
Đứng trên tòa tháp cao, bạn có thể cảm nhận rõ từng cơn gió rừng thổi mạnh, mát mẻ, mang mùi hương của đồng ruộng, khói đồng hòa vào không khí trong lành của cánh rừng, khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, để rồi say giấc trưa nồng từ lúc nào không biết.
Dịp cuối tuần, những bạn trẻ từ Sài Gòn đổ về đây ngao du, ngắm cảnh khá đông.
Cây gỗ, cầu khỉ, kênh rạch... tạo thêm điểm nhấn cho vẻ đẹp của rừng tràm.
Trong ảnh là tòa tháp canh thứ nhất, cao 38 m. Toàn khu rừng tràm có hai tòa tháp canh, đứng từ tòa bên này có thể nhìn thấy rõ từ tháp bên kia. Từ tháp canh, du khách có thể thấy cả con đường xuyên rừng tràm dài 5 km, rộng chỉ chừng 1 m. Có đoạn đường uốn lượn, có đoạn rẽ đôi nên len lỏi trên con đường này sẽ cho bạn khám phá nhiều điều thú vị.
Nơi đây cũng thu hút du khách đến chụp ảnh cưới, quay phim.
Dọc hai bên là những cây tràm cao vút, quanh thân có dây leo quấn. Màu xanh phủ rợp tạo cảm giác như bạn lọt thỏm giữa bức màn bí ẩn. Ánh nắng xuyên qua tán lá dày, chiếu rọi xuống làm đường đi thêm phần huyền ảo kỳ bí nhưng cũng rất thơ mộng.
Xa xa là tòa tháp canh đầu tiên, góc nhìn từ tòa tháp thứ hai.
Mùa mưa, những con đường xuyên rừng được khoắc lên một lớp áo mới của rêu xanh phủ kín lối đi, tạo nên cảnh tượng vô cùng thơ mộng.
Mùa khô, lá tràm rụng đầy đường, nên hành trình du ngoạn sẽ có thêm tiếng xào xạc của bước chân đạp trên lá khô vang vọng giữa khu rừng thanh vắng. Chính nét lãng mạn đó khiến có người ví von đây là “đường tình yêu” của làng nổi Tân Lập.
Những thân cây tràm cao ngút, xanh ngắt, phủ bóng mát rượi xuống con đường. Dù đi lại ở đây không thấy một cơn gió thổi qua, nhưng bạn luôn cảm giác mát mẻ.
Theo Phước Bình/Zing.vn
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.