Đà Nẵng – Hà Lan hợp tác phát triển đô thị thông minh
“Hội thảo ngày hôm nay là dịp để những chuyên gia đến từ Hà Lan, sẵn sàng trợ giúp và chuyển giao kỹ thuật cho Việt Nam để bảo vệ bờ biển Đà Nẵng một cách bền vững, hiệu quả.”- ông Carel Richer chia sẻ.
Chiều 25/5, UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Đầu tư có trách nhiệm và phát triển đô thị thông minh”. Trong đó, lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý bờ biển được nhiều đại biểu quan tâm, chia sẻ.
Việt Nam và Hà Lan là hai quốc gia có vùng đồng bằng rộng lớn và phải đối mặt với những thách thức về biển đổi khí hậu và nước biển dâng. Hai nước cũng là các quốc gia ven biển có vị trí chiến lược trong khu vực. Tháng 10/2010, Việt Nam và Hà Lan đã ký kết Thỏa thuận đối tác chiến lược về thích ứng với Biến đổi khí hậu và Quản lý nước.
Tại TP. Đà Nẵng, từ năm 2004, chính phủ Hà Lan đã triển khai dự án “Giảm rủi ro thủy tai” thông qua việc xây đập ngăn nước mặn Tùng Lâm và nâng cao năng lực đối phó với thiên tai cho người dân tại quận Ngũ Hành Sơn. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2004 - 2006 với kinh phí 4,5 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA.
Năm 2007, Đà Nẵng tiếp nhận dự án “Hỗ trợ quản lý kỹ thuật (USP) của Chính phủ Hà Lan và Công ty Vitens – Evides International cho Công ty cấp nước Đà Nẵng” trị giá 2,7 triệu Euro (trong đó, vốn ODA là 2,4 triệu, còn lại là vốn đối ứng của địa phương), thực hiện theo mô hình hợp tác công tư. Dự án đã giúp cải thiện đáng kể các mặt hoạt động của Công ty Cấp nước, góp phần giảm thất thoát nước. Ngoài ra, dự án đã tài trợ lắp đặt miễn phí đồng hồ nước, cải thiện cấp nước cho người nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Hội thảo đã tập trung thảo luận các thực tiễn thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tính bền vững của các dự án đầu tư, quản lý bờ biển, quản lý nước toàn diện, công nghệ thông minh, thành phố thông minh và đổi mới sáng tạo.
Ông Carel Richer, Tổng Lãnh sự Hà Lan tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Đà Nẵng đang đối diện với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, trong đó có tình trạng xói lở bờ biển. Giải pháp mà Hà Lan mang đến cho Đà Nẵng đó là sử dụng “động cơ cát”. Đây là một giải pháp dài hạn, bổ sung thêm cát cho bờ biển hàng năm, giúp giảm xói mòn bờ biển, bảo vệ cư dân ven biển khỏi sóng lớn. Thay vì đổ xuống biển 1 lượng cát lớn, “động cơ cát” tận dụng gió, sóng biển và dòng hải lưu để phân bổ cát dọc bờ biển một cách tự nhiên, hạn chế tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học tự nhiên và tiết kiệm chi phí so với các giải pháp đang triển khai.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Từ năm 2014 thành phố đã phê duyệt Đề án xây dựng thành phố thông minh hơn xác định 5 lĩnh vực ưu tiên được triển khai gồm: Giao thông thông minh, cấp nước thông minh, thoát nước thông minh, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thành phố kết nối. Hiện nay, Đà Nẵng đã xây dựng và ban hành khung kiến trúc tổng thể thành phố thông minh để làm cơ sở triển khai đồng bộ các ứng dụng thông minh trong ứng phó biến đổi khí hậu tại TP. Đà Nẵng mong muốn Hà Lan tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Đà Nẵng phát huy tiềm năng sẵn có, đặc biệt trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như đầu tư bền vững thành phố thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.