Chiều nay (14/6), Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Một trong những nội dung được báo giới quan tâm đặt câu hỏi là việc Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống tác hại của rượu bia, trong đó bổ sung quy định cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn (tức là đã uống rượu bia thì không được lái xe). Trước đó, nội dung này không nhận được đủ số phiếu cần thiết để đưa vào Luật.
Trả lời câu hỏi này, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, tại nghị quyết kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã giao Chính phủ khẩn trương sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, cần tăng chế tài, xử phạt nghiêm các trường hợp sử dụng ma túy, rượu, bia, chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện giao thông.
Với câu hỏi “Sau khi Luật đã đưa vào quy định cấm thì chế tài xử phạt với những người đã uống rượu bia vẫn tham gia giao thông như thế nào?”, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, trong Nghị quyết của kỳ họp đã nêu rõ: “Giao Chính phủ khẩn trương sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó, cần tăng chế tài, xử phạt nghiêm các trường hợp sử dụng ma túy, rượu, bia, chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện giao thông”.
Trước đó, sáng nay (14/6), Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia với tỷ lệ 84,3% đại biểu tán thành.
Theo điều 5 Luật này, có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đầu tiên là việc xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, học sinh, sinh viên... không được uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Luật cũng nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia và bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
Rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên bị cấm quảng cáo dưới mọi hình thức. Các doanh nghiệp, cá nhân không được cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
Đối với rượu, bia độ cồn dưới 5,5 độ, Luật cấm quảng cáo có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích tiêu dùng; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ cồn cũng không được sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.
Luật cho phép bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử nhưng phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan; thực hiện biện pháp để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin, mua rượu, bia và phải áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
Các địa điểm không bán rượu, bia gồm cơ sở y tế, (trừ trường hợp sử dụng rượu, bia để chữa bệnh theo chỉ định của bác sỹ), giáo dục; cơ sở hoặc khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; nơi làm việc của cơ quan nhà nước...
Để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, Quốc hội quy định người điều khiển phương tiện giao thông không sử dụng loại đồ uống này trước và trong khi tham gia giao thông.
Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.