Tại xã Ea Kly (Krông Pắk - Đắk Lắk), thời gian qua, hàng chục lò đốt than củi trái phép tồn tại gần khu dân cư, ngày đêm xả khói bụi bẩn gây ô nhiễm môi trường sống, làm giảm năng suất cây trồng khiến hàng trăm hộ dân ở đây than trời.
Khu lò đốt than củi trái phép này rộng gần 3ha, nằm gần khu dân cư ở buôn Krai B, xã Ea Kly. Ở đây, vào thời điểm chúng tôi đến, có 43 lò than hoạt động. Trong đó, riêng ông Nguyễn Văn Chung có 31 lò nhưng chỉ 4 lò được cấp phép, còn 27 lò tự ý xây thêm không được cấp phép. Người dân ở đây cho biết, các lò đốt than củi này hoạt động đã hơn 3 năm. Từ đó đến nay, trên địa bàn xã có rất nhiều người bị bệnh ung thư. Người dân đang lo lắng không biết có phải nguyên nhân vì môi trường sống bị ô nhiễm do khói bụi xả ra từ các lò đốt than trái phép này không? Chỉ tính trong năm 2016, ở xã Ea Kly đã có 22 người chết do bệnh ung thư và hiện còn trên 10 người đang bị bệnh.
Các khu lò than cùng khói bụi mịt mù
Ông Nguyễn Tường Vi, trưởng buôn Krai B, chia sẻ: “Người dân buôn Krai B đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Khi mấy lò than cùng đốt, người dân ở xa 1-2 km vẫn ngửi thấy mùi khét”.
Những đống củi to chờ được đốt thành than
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, khói bụi xả ra từ các lò than ở buôn Krai B còn ảnh hưởng đến cây trồng của người dân trong vùng. Tại vườn cà phê 2ha của gia đình ông Y Sơi Nia ở buôn Krai B, trước đây, khi chưa bị ô nhiễm bởi các khu lò than thì năng suất rẫy cà phê này đạt từ 20 đến 30 tấn tươi. Còn 3 năm nay trở lại đây chỉ đạt trên dưới 10 tấn tươi/năm. Nhiều hộ dân khác có vườn cây gần lò than cũng rất bức xúc vì các lò đốt than gây ô nhiễm, làm sụt giảm năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm, nhưng chả ai chịu trách nhiệm bồi thường cho dân.
Công nhân đang đẩy củi vào lò để chuẩn bị đốt tại khu lò than của ông Nguyễn Văn Chung
Các lò đốt than củi này hoạt động như một cụm công nghiệp nhỏ gần khu dân cư lâu nay, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống của rất nhiều hộ dân địa phương. Hiện, tình trạng này đã vượt qua tầm quản lý của xã nên rất cần các cơ quan chức năng của huyện Krông Pắk và tỉnh Đắk Lắk vào cuộc để phối hợp kiểm tra xử lý./.
Quốc Hùng - Duy Hòa
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.