Ngày 22/10, một lãnh đạo UBND xã Đắk Nia (TP. Gia Nghĩa) cho biết, mưa lớn trong những ngày qua đã khiến tuyến đường vào thác Liêng Nung bị sạt lở nghiêm trọng.
Tại hiện trường, tuyến đường vào thác Liêng Nung bị sạt lở một đoạn dài khoảng 100m. Toàn bộ mái taluy âm và mặt đường tại vị trí này đã bị sụp lún xuống sâu. Giao thông qua đoạn trên bị chia cắt hoàn toàn. Ngoài vị trí này, nhiều điểm khác trên tuyến đường cũng đang bị nứt, có nguy cơ sạt lở.
Được biết, năm 2014, UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường giao thông từ Quốc lộ 28 vào Khu du lịch sinh thái văn hóa kết hợp công viên vui chơi giải trí Liêng Nung (xã Đắk Nia). Tuyến đường dài hơn 2,5km với tổng mức đầu tư gần 27 tỉ đồng. Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất TP. Gia Nghĩa được giao làm chủ đầu tư, Công ty TNHH xây dựng Tiến Quang thi công. Dự kiến công trình hoàn thành năm 2018 nhưng do chậm tiến độ nên đầu năm 2019, UBND tỉnh Đắk Nông điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện dự án trong năm 2019. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công trình vẫn chưa được đơn vị thi công bàn giao cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng.
Ông Trần Đình Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đắk Nia cho biết, trong các năm 2019 và 2020, tuyến đường này bị sạt lở khiến nhiều cây cối tạo cảnh quan do địa phương trồng đã bị vùi lấp. Việc công trình bị sạt lở đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đi lại của người dân và du khách thăm quan điểm du lịch. Đặc biệt, khoảng 1 tháng nữa, tỉnh Đắk Nông dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, xúc tiến đầu tư, du lịch tại khu vực này nhưng hiện nay đường đi đã bị sạt lở, chia cắt.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.