Từng được kỳ vọng rất nhiều, nhưng đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, chợ nông sản Tuy Đức đành phải “cửa đóng then cài”. Gần 5 năm qua, ngôi chợ có mức đầu tư gần 7 tỷ đồng trở thành nơi chăn thả gia súc của người dân trong vùng.
Chợ nông sản Tuy Đức được đầu tư xây dựng năm 2009, hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2014 với tổng diện tích là 1.950m2 (quy mô 2 tầng), 176 sạp buôn bán. Ở thời điểm xây dựng, từng được xem một trong những ngôi chợ có quy mô nhất tỉnh Đắk Nông.
Nhiều tiểu thương cho biết, chợ nông sản Tuy Đức nằm ở “dưới” thung lũng, lại xa khu dân cư, nên buôn bán rất ế ẩm. Chỉ một thời gian ngắn hoạt động, đầu năm 2016, hàng chục tiểu thương lần lượt rời bỏ chợ ra ngoài kinh doanh.
Anh Công Huấn, xã Đăk Buk So (Tuy Đức) cho biết, năm 2012, tôi có thuê một ki ốt trong chợ với giá 39 triệu đồng, thời hạn trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, do chợ vắng khách, nên chỉ hoạt động được một thời gian ngắn thì đóng cửa. Số tiền 39 triệu đồng mua kiốt đã được chính quyền địa phương trả lại, còn số tiền đầu tư vào ki ốt hơn 10 triệu đồng thì bị mất trắng.
Chợ nông sản Tuy Đức đang xuống cấp trầm trọng theo thời gian.
Anh Nguyễn Văn Nam, người dân xã Đắk Buk So, cho rằng, Tuy Đức là huyện biên giới còn khó khăn, hạ tầng nhiều nơi còn thiếu thốn, việc ngôi chợ bề thế “đắp chiếu” thì rất lãng phí. Chợ không hoạt động, chúng tôi là người dân nhìn vào ai cũng xót xa.
“Chợ bỏ hoang 4-5 năm nay, nhưng lãnh đạo địa phương thì vẫn “ngồi yên”. Tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã nhiều lần có ý kiến nhưng tình trạng của chợ vẫn y như cũ. Việc lãng phí ngân sách không biết khi nào mới chấm dứt”, anh Nam thở dài nói thêm.
Theo tìm hiểu của PV, mặc dù chợ để hoang, nhưng mỗi tháng ngân sách nhà nước tiếp tục phải chi trả thêm 6 triệu đồng cho việc thuê 2 người dân làm nhiệm vụ bảo vệ.
“Trong khi chờ chuyển đổi công năng sử dụng, chợ vẫn còn tải sản thì phải có người trông coi, không mất mát ai chịu. Phòng chúng tôi ký hợp đồng thời vụ thôi, bao nhiêu năm nay cứ khoán tất tần tật là 3 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi làm theo chủ trương, kết luận của lãnh đạo UBND huyện", một lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy Đức nói.
Chưa biết khi nào đề án chuyển đổi công năng sử dụng được thực hiện, nhưng nếu có dịp ghé qua chợ nông sản Tuy Đức, nhiều người sẽ không khỏi nuối tiếc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.