Bến xe huyện Đắk Song (Đắk Nông) xây sai phép 210 m2, nhưng gần 2 năm qua, công trình này vẫn ngang nhiên tồn tại. Dư luận hoài nghi, các đơn vị có trách nhiệm đang cố tình “ngâm” vụ việc.
Liên quan đến vấn đề trên, Báo Kinh tế nông thôn từng phản ánh qua 2 bài viết: "Bến xe huyện Đắk Song: Xây dựng sai phép vẫn ung dung hoạt động" và "Sai phạm tại Bến xe Đắk Song: Lộ điểm yếu về quản lý xây dựng".
Giấy phép một đằng, xây một nẻo
HTX vận tải, dịch vụ Đắk Song (Đắk Nông) là chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng Bến xe huyện Đắk Song.
Theo giấy phép được Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông cấp ngày 18/01/2018, bến xe này gồm các hạng mục: Nhà đa năng, nhà xe, nhà bảo vệ, khu dịch vụ khách hàng và vận tải…
Sau khi hoàn thiện các hạng mục, ngày 13/06/2018, Sở GTVT ban hành Quyết định số 1212/QĐ-SGTVT về việc công bố đưa bến xe vào khai thác.
Tuy nhiên, ngày 09/07/2018, sau khi kiểm tra, Đoàn liên ngành của huyện Đắk Song lại xác định, khu dịch vụ khách hàng và vận tải, HTX vận tải, dịch vụ Đắk Song đã thi công vượt diện tích cấp phép xây dựng tới 210m2. Đặc biệt, phần diện tích xây vượt này nằm trong phạm vi đất hành lang đường bộ.
“Quá trình tổ chức thi công, các đơn vị liên quan tổ chức hậu kiểm nhiều lần, việc để chủ đầu tư xây sai phép đến 201m2 mà không phát hiện, không ngăn chặn là có vấn đề. Sai sót này là do cán bộ yếu chuyên môn hay đã cố tình làm ngơ cần phải được làm rõ”, một người dân ở thị trấn Đức An nghi ngờ nói.
"Ngâm" sai phạm đến bao giờ?
Ngày 28/11/2019, Chủ tịch UBND huyện Đắk Song ký Công văn số 5230/UBND-KTHT v/v phản hồi nội dung trên Báo Kinh tế nông thôn khẳng định, sẽ kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức có liên quan chưa thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ trong việc xử lý vi phạm tại bến xe. Đồng thời yêu cầu UBND thị trấn Đức An củng cố, hoàn thiện hồ sơ vi phạm theo thẩm quyền để xử lý dứt điểm vụ việc.
Tuy nhiên, đến nay đã gần 4 tháng, các nội dung UBND huyện Đắk Song phản hồi vẫn “nằm yên” trên giấy, còn bến xe thì vẫn ung dung hoạt động.
Một cán bộ Sở GTVT tỉnh Đắk Nông cho biết, tất cả các công trình xây dựng trong phạm vi đất hành lang đường bộ đều không được phép tồn tại (trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép). Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính, chủ đầu tư công trình buộc phải tự tháo dỡ phần công trình vi phạm, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
Khi nắm được thông tin do báo chí phản ánh, bà Nguyễn Thị Tám, người dân thị trấn Đức An cho rằng, sai phạm tại bến xe đã rõ ràng, cần phải xử lý theo đúng quy định, không nên có ngoại lệ hay ưu ái. Nếu công trình sai phép này mà “bất khả xâm phạm” rất dễ tạo thành tiền lệ, khi đó các công trình không phép, sai phép sẽ đua nhau mọc lên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.