Đánh giá thi đua giáo viên cần người có Tâm xây dựng quy chế
Mặc dù quy chế đánh giá thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên đã được Trường THCS Thị trấn Văn Điển xây dựng từ đầu năm học và tất cả thầy cô đều nhất trí, đồng thuận, nhưng xây dựng nên quy chế thi đua rất cần người có Tâm.
Theo phản ánh của giáo viên của Trường THCS thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội), họ đã bị trừ điểm thi đua khi là F0, không thể đứng lớp.
Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Văn Điển cho biết, việc trừ điểm này áp dụng theo quy chế thi đua khen thưởng được nhà trường xây dựng, được thông qua từ đầu năm và trường đã trừ ở mức tối thiểu nhất có thể.
Theo quy chế thi đua đã được xây dựng từ đầu năm và được tất cả thầy cô đều nhất trí, đồng thuận, khi xét điểm thi đua, trường tính mỗi đợt nghỉ khi giáo viên nhiễm Covid-19 là 7 ngày, giáo viên bị trừ 10 điểm, tương đương 5 ngày nghỉ.
Tuy nhiên, khi câu chuyện này được phản ánh và đăng tải trên các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội cho rằng, việc trừ điểm thi đua, mặc dù đã "được trừ ở mức tối thiểu", lại có điều gì đó "cứng nhắc" thiếu tính nhân văn.
Ông Phạm Văn Ngát, Trưởng Phòng GDĐT Thanh Trì, cho biết, Phòng GDĐT đã nắm bắt được thông tin, đồng thời cũng đã tiến hành kiểm tra, xác nhận việc giáo viên phản ánh bị trừ điểm thi đua do mắc Covid-19 là có thật.
“Nhà trường đã thực hiện theo đúng nội dung của quy chế thi đua đã được thống nhất. Tuy nhiên, khi áp dụng quy chế ấy trong thời điểm hiện tại thì không còn phù hợp và còn cứng nhắc. Hiện nay, các nhà trường cũng đang thích ứng nỗ lực thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19 bằng việc kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp để đảm bảo tiến độ chương trình.
Việc những thầy cô thuộc diện F0, ở thể nhẹ, không có triệu chứng vẫn cố gắng tham gia dạy học, đáng lẽ cần phải được động viên, chia sẻ, khen ngợi kịp thời thay vì trừ điểm thi đua một cách máy móc, cứng nhắc”, ông Ngát nói.
Còn ông Trịnh Xuân Hiếu, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ GDĐT, cho rằng: Làm công tác thi đua mà không linh hoạt điều chỉnh theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể là cứng nhắc, máy móc.
Về nguyên tắc, công tác thi đua khen thưởng phải mang tính động viên, khích lệ, nhất là trong giai đoạn khó khăn, khi các giáo viên phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi vì dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua.
"Tôi được biết, nhà trường đã nhận ra cách đánh giá thi đua như vậy là cứng nhắc, không phù hợp và sẽ có sự điều chỉnh.
Mong rằng các nhà trường trên cả nước khi tổ chức đánh giá thi đua sẽ bám sát vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế; lấy tinh thần động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục làm tiêu chí hàng đầu, làm sao để công tác thi đua tạo ra được động lực thiết thực, khuyến khích các thầy cô giáo tích cực cống hiến hơn nữa, nhất là trong thời điểm toàn ngành Giáo dục đang nỗ lực để vừa thích ứng an toàn trong dạy và học, vừa đảm bảo mục tiêu chất lượng giáo dục như hiện nay", ông Hiếu nói.
Nhiều cán bộ nguyên là hiệu trưởng nhà trường đã nghỉ hưu khi nhận được thông tin này, đều có chung một ý kiến: "Quy chế do chúng ta xây dựng lên, dịch bệnh đã bùng phát từ đầu năm 2020, nếu quy chế này được xây dựng từ đầu năm thì thực sự cần phải xem lại người xây dựng quy chế, vì khi đưa việc trừ điểm của giáo viên vào để đánh giá thi đua khi họ bị nhiễm F0 là không phù hợp, không nhân văn và thiếu đi sự chia sẻ của nhà trường đối với những đồng nghiệp của mình".
Trong 2 năm qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã làm cho ngành Giáo dục bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, học sinh không được đến trường học trực tiếp mà phải học trực tuyến ở nhà, bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, đồng nghĩa chất lượng giáo dục cũng không thể như mong muốn. Chính phủ đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ mua vắc xin và tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi để các em và gia đình an tâm đến trường, bảo đảm chất lượng học tập và quyền lợi của học sinh.
Việc bị mắc Covid-19 là điều không hề mong muốn của tất cả người dân trong xã hội chứ không chỉ có riêng ngành giáo dục, giáo viên đã rất vất vả và cố gắng dạy học trong 2 năm qua. Nhiều giáo viên là F0 nhưng họ không có triệu chứng, hoặc triệu chứng, họ vẫn đảm nhiệm công việc giảng dạy của mình bằng hình thức trực tuyến, họ không hề được nghỉ, họ không đứng lớp dạy trực tiếp thì họ đứng trước camera. Điều này cả xã hội biết và rất quan tâm, chia sẻ. Vậy tại sao lại trừ điểm thi đua của họ?
Đừng vì một quy chế đánh giá thi đua để hạ điểm giáo viên khi là F0, dù là rất thấp cũng không nên làm. Quy chế do chúng ta xây dựng ra, nếu không phù hợp, có thể thay thế.
Xây dựng ra các quy chế nên cần tìm người "có tâm".
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Lễ phát động ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nông dân phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề. Các sản phẩm phải có chứng nhận và phải xây dựng được thương hiệu “made in Ha Noi”.
Sáng 28/11, tại khu Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô (TX.Đông Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên từ tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.