Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 6 năm 2016 | 10:58

Đèn LED “phá” ma trận thuốc hóa học để trồng nên rau sạch

Ngành nông nghiệp đã có nhiều thành tựu vượt bậc về năng suất nhưng lại phải đối mặt với rất nhiều cám dỗ từ các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất kích thích, hormone tăng trưởng đe dọa nguy hiểm tới tính mạng của con người. Vì vậy, các nhà khoa học Hà Lan đã sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn LED loại bỏ những vấn đề nan giải trên.

 
Hãng Phillips đã thiết lập một cơ sở nghiên cứu trồng trọt trong nhà lớn nhất thế giới tại trại High Tech Campus, Eindhoven, Hà Lan: Trung tâm nông nghiệp thành phố GrowWise, một trong những ngôi nhà lớn nhất phục nghiên cứu nông nghiệp đô thị trên thế giới. Các nhà khoa học nhận định rằng đèn LED có thể giúp hình thành một phương pháp canh tác mới. “Chúng tôi sử dụng đèn LED, một công nghệ mới trong nông nghiệp” - Gus van der Feltz, giám đốc toàn cầu bộ phận nông trại thành phố của Philips, cho biết.
 
Theo đó, cây trồng thay vì sinh sống dựa vào ánh sáng mặt trời phải sử dụng ánh sáng nhân tạo. Xa hơn nữa, Philips đã thiết kế các “hiệu ứng ánh sáng” có thể điều khiển cây trồng phát triển nhanh hay chậm, sản xuất nhiều chất dinh dưỡng hơn. “Chúng tôi có thể điều chỉnh quang phổ - màu cây thấy và đặt đèn chính xác ở nơi chúng cần có thể làm tăng đáng kể năng suất và cải thiện mật độ cũng như chất lượng của cây ăn quả” - van der Feltz  khẳng định.
 
Thay vì dùng một loại đèn LED duy nhất, các nhà nghiên cứu sử dụng các loại đèn với ba màu khác nhau: xanh, đỏ và trắng để tối ưu hóa với từng loại cây. Nhờ đó, có thể kiểm soát được kích cỡ, năng suất, hình dánh thậm chí cả hàm lượng tinh dầu trong mỗi loại rau và thảo mộc. Ngay cả cà chua trồng theo phương pháp này cũng cung cấp nhiều hơn vitamin C, đậm vị hơn, thậm chí quy trình trồng trọt ở đây dựa vào các chú ong để thụ phấn cho cà chua, mà không lo ảnh hưởng đến cây trồng khác.
 
 
GrowWise tọa lạc ở thành phố Eindhoven (Hà Lan) có diện tích 234 mét vuông với các giá có nhiều tầng để trồng các loại rau lấy lá, các loại thảo mộc và các loại quả mọng khác nhau trên mỗi tầng. Trong đó có rau húng, rau xà lách, công nghệ của trung tâm có thể sản xuất 900 chậu húng quế một năm chỉ từ diện tích sàn 1m2.
 
Không chỉ vậy, cánh đồng công nghệ này cho phép tái chế nước hiệu quả, sử dụng tiết kiệm nước. Ví như mỗi cân cà chua chỉ cần 5 lít nước, ít hơn nhiều so với mức 60 lít nước mà một nhà kính điển hình ở Tây Ban Nha cần và ở Hà Lan là 30 lít nước. Ông khẳng định: “Chúng ta có thế loại trừ nguy cơ bệnh tật và những tác động từ khí hậu cho người trồng, sau đó tạo ra những giống cây khác nhau được tối ưu hóa hương vị, giá trị dinh dưỡng, thậm chí là cải thiện tốc độ tăng trưởng”.
 
 
Mô hình trồng cây này có thể loại bỏ những nhược điểm của phương pháp canh tác truyền thống, đặc biệt là không sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, nó chưa được phổ biến rộng rãi do vấn đề “điều kiện”, nhưng quan trọng hơn là quan niệm canh tác thâm căn cố đế ở nhiều nơi, đặc biệt ở ngay chính các vựa lương thực của thế giới, cho rằng thuốc trừ sâu là tiện nhất. 
 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top