Theo nghiên cứu, thống kê của Bộ TN-MT, tình hình biến đổi khí hậu khiến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 14 loại hình thiên tai, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho người dân chủ động ứng phó thiên tai
Để hạn chế tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) tổ chức hội nghị bàn “Giải pháp hạn chế thiệt hại bởi lũ ống, lũ quét và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai để nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc định canh, định cư bền vững”.
Phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà khẳng định, quản lý tài nguyên và môi trường có liên quan trực tiếp đến ND, nông thôn. Do đó, công tác phối hợp thực hiện giữa Bộ TN-MT và Hội NDVN đã được triển khai thực hiện hiệu quả từ nhiều năm nay. Hai bên đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hiệu quả, thực chất trong chính sách pháp luật nhất là về trong lĩnh vực xây dựng chính sách, pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên nước.
Theo nghiên cứu, thống kê của Bộ TN-MT, tình hình biến đổi khí hậu khiến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 14 loại hình thiên tai, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, nhất là tại các tỉnh miền núi phía Bắc. “Vì vậy, vấn đề cấp thiết đối với các cấp, các ngành hiện nay là cần tìm được giải pháp khả thi, khoa học để chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra”- Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị.
Bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Hội NDVN) đề xuất, cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho người dân chủ động ứng phó thiên tai, lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; gắn trách nhiệm với bảo đảm quyền lợi, định canh, định cư bền vững của người dân.
Tăng kịch trần thuế môi trường xăng dầu: Kiến nghị "né" Tết Nguyên đán
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa cho biết, về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mức thuế này sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít đối với xăng… có hiệu lực từ 1/1/2019.
Tuy nhiên, ông Đỗ Thắng Hải cho rằng thời điểm này sẽ rơi vào tháng Chạp và tháng Giêng sẽ làm tăng giá xăng dầu lên cao, tác động tới việc kiểm soát CPI của năm 2019 và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân. Ông Hải kiến nghị, cần cân nhắc về thời điểm thực hiện việc triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Với chỉ tiêu về CPI năm 2019 là 4%, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng dự báo với khả năng tăng giá hàng hóa (điện, xăng dầu…) ngay từ đầu năm 2019 và diễn biến Cuộc chiến Thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc leo thang… thì chỉ tiêu này cần phải cân nhắc khi đề xuất, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền để đảm bảo tính khả thi.
Trong khi đó, đại diện Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính cho biết, thuế môi trường dành cho xăng E5 tăng tới kịch trần nhưng chỉ ở mức 3.850 đồng/lít (không ở mức 4.000 đồng tiền thuế bảo vệ môi trường/lít như các loại xăng khác).
Trước đó, hôm 20/9 vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Theo đó, thuế môi trường với xăng sẽ tăng lên 4.000 đồng, tăng 1.000 đồng/lít so với hiện nay. Dầu hoả sẽ chịu thuế môi trường 1.000 đồng/lít từ đầu năm 2019, tăng 700 đồng so với hiện nay. Ngoài ra, thuế môi trường với dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu mazut cũng tăng lên 2.000 đồng/lít, từ mức 900 đồng hiện hành.
Để "trấn an" rằng thuế tăng thì giá xăng dầu vẫn thấp hơn nhiều nước, Bộ Tài chính viện dẫn cả giá bán lẻ xăng dầu và tỷ lệ thuế trên giá bán xăng dầu đều thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực ASEAN và châu Á. Cụ thể, như thấp hơn Lào là 5.318 đồng/lít, thấp hơn Philippines là 4.177 đồng/lít, thấp hơn Campuchia là 1.773 đồng/lít, thấp hơn Trung Quốc là 1.499 đồng/lít, thấp hơn Thái Lan là 1.145 đồng/lít.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đang thực hiện hướng dẫn việc hoàn lại 2% thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng E5 RON92 (dự kiến khoảng 700 tỷ đồng) cho các doanh nghiệp nhâp khẩu, khuyến khích việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ loại xăng sinh học này.
Bàn về vấn đề này Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, nhất là vào mùa rét, sử dụng Quỹ bình ổn giá một cách phù hợp trên cơ sở Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI nói chung.
Đồng thời, sớm nghiên cứu giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sinh học E5, phấn đấu tăng tỷ trọng sử dụng nhiên liệu sinh học so với tổng lượng cung xăng dầu ra thị trường, đáp ứng hai mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm mặt bằng giá xăng dầu. Trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao đột biến và tỷ giá tăng cao, có thể sử dụng Quỹ bình ổn giá và ngừng trích lập quỹ
Hà Tĩnh: Nước đổi màu, cá chết do bãi rác huyện Lộc Hà?
Ngày 25/9, trên dòng kênh từ xã Hồng Lộc huyện Lộc Hà chảy qua hai xã Tùng Lộc và Thuần Thiện huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) bất ngờ nước đổi thành màu đen đặc quánh, cá chết hàng loạt bất thường khiến người dân nơi đây hết sức lo lắng, hoang mang.
Trước tình hình đó, lãnh đạo hai xã Tùng Lộc và Thuần Thiện, đặc biệt là xã Tùng Lộc nơi xảy ra hiện tượng cá chết nhiều đã trực tiếp ra hiện trường và hướng dẫn bà con nơi đây cách ly với dòng kênh này, khẩn trương tìm ra nguyên nhân sự việc để có hướng giải quyết.
Ông Đặng Thọ Liệu – Chủ tich UBND xã Tùng Lộc cho hay: “Sau khi nhận được thông tin có hiện tượng nước đổi màu, cá chết xảy ra ngày 25/9, tôi đã trực tiếp ra hiện trường tìm hiểu nắm tình hình và cảnh báo bà con nơi đây không tiếp xúc với nguồn nước. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng nước chuyển màu và cá chết là do nước thải của bãi rác huyện Lộc Hà rò rỉ và chảy theo dòng kênh và qua địa bàn xã".
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.