Mặc dù chưa được thành phố chấp thuận cho làm chủ đầu tư (CĐT) duy nhất, dự án HongKong Tower lại không có tên trong danh sách “được phép bán nhà trên giấy” của Sở Xây dựng Hà Nội cung cấp tháng 2/2017 nhưng Công ty Kang Long đã tự ý đứng ra làm các thủ tục pháp lý, ký kết các hợp đồng giao dịch mua bán căn hộ đối với khách hàng. Bằng việc làm này, Công ty Kang Long đã bất chấp các quy định để cố tình làm sai.
>> Dự án HongKong Tower - Ngân hàng Quốc dân nguy cơ gánh nợ xấu: Mập mờ chủ đầu tư!
Dự án HongKong Tower nằm trong ngõ hẻm, chứ không phải mặt đường Đê La Thành. Ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn
Được khởi công giữa năm 2014, dự án HongKong Tower có tổng diện tích 5.041m2, trong đó diện tích xây dựng 2.387m2, mật độ xây dựng 47%, được CĐT dự kiến hoàn thành và bàn giao nhà vào cuối năm 2017.
Theo những lời tư vấn quảng cáo của CĐT, tổ hợp dự án căn hộ cao cấp, khu văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ, khu vui chơi giải trí HongKong Tower đã được Ngân hàng Quốc dân (NCB) ký một hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án lên đến 300 tỷ đồng và phát hành hạn mức lên đến 825 tỷ đồng cam kết bảo lãnh tiến độ cho dự án này đối với khách hàng có nhu cầu mua căn hộ tại đây. Việc ký kết các hợp đồng tín dụng và cam kết bảo lãnh được NCB ký kết ngày 31/7/2015 tại trụ sở của Công ty Kang Long.
Ông Vũ Văn Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Kang Long đã cam kết thực hiện đúng tiến độ xây dựng, bảo đảm chất lượng công trình.
NCB cũng cam kết thực hiện việc giải ngân gói tín dụng 300 tỷ đồng cho dự án để CĐT thực hiện xây dựng dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình, bàn giao nhà cho khách hàng đúng thời gian cam kết. NCB cũng cam kết cho các khách hàng mua nhà tại dự án HongKong Tower vay vốn.
Tham khảo ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Thắng, Trưởng văn phòng Luật sư Hải Chi, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, ông Thắng cho biết: Có mấy lý do để khách hàng cần cân nhắc về việc đầu tư mua nhà ở tại dự án HongKong Tower này, bởi vì khi CĐT là Công ty Kang Long chưa được thành phố chấp thuận cho việc chuyển nhượng dự án, có nghĩa là Kang Long chưa có đầy đủ tư cách pháp nhân thì việc vay 300 tỷ đồng của NCB sẽ trở thành khoản vay không có tài sản đảm bảo. Điều này đồng nghĩa với việc NCB có thể sẽ gánh nợ xấu cho dự án này.
Trường hợp này chắc chắn ngân hàng phải có tài sản đảm bảo, nếu CĐT thế chấp bằng chính dự án này. Câu hỏi được đặt ra là CĐT ở đây là ai? Nếu NCB ký kết với Công ty Kang Long, mà công ty này vẫn chưa được thành phố chấp thuận lại đứng tên là CĐT trong hợp đồng thì sự rủi ro rất cao.
Với những phân tích của Luật sư Nguyễn Văn Thắng, việc Ngân hàng Quốc dân ký kết gói tín dụng lên đến 300 tỷ đồng cho dự án và phát hành hạn mức lên đến 825 tỷ đồng cam kết bảo lãnh tiến độ cho dự án này đối với khách hàng có nhu cầu mua căn hộ tại đây rất cần khách hàng cân nhắc.
Công Minh
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.