Việc sử dụng thuốc nổ liều lượng lớn để khai thác đá của Tổ hợp Hồng Hải đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới di tích chùa Hàn Sơn cũng như các hộ dân sinh sống xung quanh mỏ đá, khiến dư luận bức xúc.
Theo phản ánh của người dân ở xã Nga Điền (Nga Sơn - Thanh Hóa), Tổ hợp Hồng Hải đã sử dụng mìn để phá đá khiến cho nhiều hộ sinh sống gần mỏ đá và di tích chùa Hàn Sơn bị nứt tường và bậc tam cấp.
Ông Mai Văn Luân, trú tại xã Nga Điền, bức xúc nói: “Trước đây, khi mới bắt đầu khai thác ở phía Ninh Bình thì nhà tôi đã xuất hiện tình trạng sụt lún. Nhưng thời gian gần đây, việc khai thác diễn ra gần hơn, chỉ cách nhà khoảng vài trăm mét nên tường nhà xuất hiện nhiều vết nứt dài”.
Việc dùng thuốc nổ liều lượng lớn không chỉ ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống gần mỏ đá, mà nguy hiểm hơn, còn ảnh hưởng đến chùa Hàn Sơn, di tích lịch sử nổi tiếng.
Ông Lã Văn Toan, thành viên Ban kiến thiết chùa Hàn Sơn, phản ánh: “Thời gian gần đây, hoạt động nổ mìn khai thác đá ngày càng gần chùa. Chùa bắt đầu có hiện tượng lún đất, sụt ngói, các bậc tam cấp bị nứt. Thành viên Ban kiến thiết chùa cũng như người dân sống xung quanh mỏ đá bị ảnh hưởng cũng chỉ biết làm đơn kêu cứu gửi các ngành chức năng. Nếu tiếp tục tình trạng nổ mìn gần như thế này, ngôi chùa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó mà giữ được cảnh quan chung”.
Theo quan sát của phóng viên, bậc tam cấp của chùa xuất hiện nhiều vết nứt to; ở trên tường cũng bắt đầu có vết nứt chân chim kéo dài.
Chùa Hàn Sơn còn gọi là Hàn Sơn tự, được xây dựng tại Thần Phù Hải Khẩu (cửa biển Thần Phù), nơi đây có những con sóng lớn như sóng thần năm 1797 khi vua Lê Đại Hành đi đánh giặc Chiêm qua đây. Năm 2011, chùa Hàn Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Tìm hiểu được biết, ngày 19/02/2014, UBND tỉnh Ninh Bình có Quyết định 88/QĐ-UBND cho phép Tổ hợp sản xuất vật liệu xây dựng Hồng Hải được khai thác đá vôi thông thường tại mỏ đá núi Kè thuộc địa phận xã Yên Lâm, huyện Yên Mô.
Tuy nhiên, mỏ lại nằm sát xã Nga Điền và chỉ cách chùa Hàn Sơn khoảng 70m.
Ông Vũ Ngọc Huynh, Chủ tịch UBND xã Nga Điền, cho biết: “Việc khai thác đá của Tổ hợp Hồng Hải ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân cũng như di tích chùa Hàn Sơn. Do mỏ đá thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình nên xã cũng chỉ biết làm công văn sang UBND xã Yên Lâm, thông tin về tác động từ việc khai thác đá tới chùa Hàn Sơn và các hộ dân sống xung quanh mỏ đá”.
Cũng theo ông Huynh, ngành chức năng hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình vừa có cuộc họp để đánh giá về hoạt động của mỏ đá Hồng Hải ảnh hưởng đến chùa Hàn Sơn.
Các bên kết luận, mỏ đá Hồng Hải đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chùa Hàn Sơn và cuộc sống của người dân. Cụ thể, hoạt động của mỏ đá gây đá văng, khói bụi, rung chấn, tiếng ồn.
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa thống nhất lập biên bản đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình dừng hẳn hoạt động của mỏ đá núi Kè địa phận xã Yên Lâm do Tổ hợp Hồng Hải khai thác.
Đại diện đoàn làm việc của tỉnh Ninh Bình cho biết, UBND tỉnh này đã có văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động của Tổ hợp Hồng Hải.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.