Phương pháp xử lý rác thải bằng cách chôn lấp đang gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Ưu tiên việc phân loại rác
Tuần qua, người dân ở các quận nội thành Hà Nội đã phải bịt mũi đi qua nhiều tuyến phố. Rác thải chất đống 4 ngày liền trên các quận, gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Nguyên nhân là bởi người dân xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã lập chốt, dựng lều bạt và chặn xe chở rác vào bãi rác ở đây, từ đó khiến rác nội thành không được mang vào điểm tập kết và chôn lấp, kéo theo ùn ứ tại các con phố. Người dân ở xung quanh rất bức xúc về ô nhiễm kéo dài, nhưng hơn cả, việc họ chặn xe rác liên quan đến chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, đền bù để người dân di dời đi chỗ khác.
UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức đối thoại ngay với người dân và thực thi các biện pháp khẩn cấp. Đến ngày 30/3, cơ quản quản lý sẽ duyệt phương án bồi thường, và trong quý II tiến hành trả tiền cho người dân.
Điều đang nói là không chỉ ở khu xử lý rác thải Nam Sơn, nếu cả ở những khu xử lý rác khác mà vẫn chôn lấp, thì khó có thể giải quyết dứt điểm việc chặn xe rác. Đây là quan điểm được đưa ra trên tờ Tiền Phong.
Cụ thể, đại diện sở xây dựng Hà Nội cho hay nếu tiếp tục chôn lấp rác, khu xử lý chất thải Nam Sơn sẽ hết chỗ chôn lấp vào năm 2020. Sở đang vận dụng đóng khối rác để giảm thể tích chôn lấp, nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế và cũng chỉ có thể chôn lấp đến năm 2021.
Vậy rác năm 2021 của Hà Nội sẽ đi đâu? Đặc biệt khi áp lực khu đô thị của thành phố đang gia tăng nhưng lại bỏ qua hạ tầng về môi trường. Phương pháp chôn lấp rác hiện nay dù tốn diện tích, khó kiểm soát vệ sinh môi trường nhưng lại được sử dụng, chỉ vì chi phí rẻ nhất.
Theo các chuyên gia, thành phố cần sớm có phương án xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại, kêu gọi các dự án đốt rác thu hồi nhiệt năng để phát điện, đạt tiêu chuẩn môi trường của châu Âu. Ngoài ra, Hà Nội nên áp dụng cơ chế đầu tư dự án theo hình thức công tư để giảm áp lực ngân sách. Người dân đang bỏ ra số tiền quá ít cho xử lý rác thải nên vẫn ỷ lại ngân sách nhà nước.
Phương pháp đốt rác thu hồi nhiệt năng được áp dụng ở nhiều nước khá hiệu quả, nhưng Việt Nam muốn áp dụng được công nghệ đó, trước tiên phải làm tốt việc phân loại rác đầu nguồn. Trong khi đó, hiện chỉ có TP.HCM là thí điểm việc này.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xử lý rác thải là một chủ đề lớn, bởi không chỉ Hà Nội mà các tỉnh thành khác đều phải đối mặt với vấn đề này, nhất là Việt Nam có tới 13 triệu tấn rác ở nông thôn chưa được xử lý. Điều quan trọng là nhiều tỉnh, thành đã đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác, tuy nhiên đáng buồn là không ít mô hình đã thất bại, do công nghệ. Nhưng cũng có không ít mô hình thành công như lò đốt rác mini ở Hải Hậu và nhà máy dùng rác để phát điện như ở Quảng Bình, nhưng đáng tiếc là các mô hình thành công chưa được sớm tổng kết để nhân rộng. Vì thế, nếu vấn đề rác thải không được sớm giải quyết thì sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Giật mình những căn bệnh nguy hiểm có thể mắc khi "sống chung với rác"
Theo các bác sĩ, mùi hôi thối của rác không đơn thuần gây khó chịu mà còn là "sát thủ thầm lặng" có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm.
TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe môi trường cộng đồng - Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cho hay việc tiếp xúc với mùi hôi thối từ bãi rác sẽ tác động rất lớn tới sức khỏe người già, trẻ nhỏ và người mắc bệnh mãn tính.
Ở những đối tượng này, chúng không chỉ tác động lên hệ hô hấp mà đặc biệt là tim mạch bởi gây ra những stress, khó chịu, cũng từ đó ảnh hưởng tới nhiều bệnh khác nhau. Đặc biệt, nếu rác thải không được xử lý đúng quy trình sẽ ẩn chứa nhiều mầm bệnh, tấn công các hộ gia đình thông qua côn trùng, ruồi, chuột. Đây là những sinh vật chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Theo nhiều nghiên cứu, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc.
Một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…
Sống chung với rác có thể... ung thư
TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết thêm, những người dân sống gần khu vực bãi rác chắc chắn bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu trong chất thải chứa các chất độc hại thì khả năng gây bệnh ung thư là có thể xảy ra. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.
Hàng năm, theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa, trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải, kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.