Với sản lượng dự kiến 50.000 - 55.000 tấn, tăng 10 - 15% so với năm 2020, vụ nhãn năm nay ở Hưng Yên được đánh giá là “được mùa”.
Tuy nhiên, nhà vườn lại đang lo “đầu ra”do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thông qua sự kiện kết nối cung cầu, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp đã ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ nhãn cho nông dân. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc giúp bà con tiêu thụ sản phẩm.
“Được mùa, nhưng lo khâu tiêu thụ”
Toàn tỉnh Hưng Yên có gần 4.500ha nhãn cho thu hoạch, tập trung ở TP. Hưng Yên và các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động; trong đó, nhãn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm chất lượng cao là hơn 1.300ha. Thời tiết thuận lợi cộng với nhà vườn có kinh nghiệm, chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc nên năm nay tỷ lệ nhãn ra hoa đậu quả đạt 80 - 100%.
Hàm Tử (huyện Khoái Châu) là một trong những xã có diện tích trồng nhãn lớn, trên 1.600ha, dự kiến sản lượng đạt 15.000 tấn. Bà con rất vui khi nhãn năm nay được mùa, nhưng lại lo khâu tiêu thụ bởi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn các xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Bà Nguyễn Thị Lan, xã viên HTX nhãn Miền Thiết, cho hay, năm nay nhãn được mùa nên chúng tôi rất phấn khởi. Gia đình có khoảng 5ha nhãn, được trồng theo quy trình VietGAP. Nhãn của toàn bộ xã viên HTX đã được gắn mã số định danh, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, do đó sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng thời điểm thu hoạch, dịch Covid-19 bùng phát trở lại, việc tiêu thụ gặp trở ngại, bởi khâu vận chuyển không dễ dàng như trước.
“Những tưởng nhãn được mùa, chúng tôi đỡ vất vả, nhưng nỗi lo lớn nhất bây giờ là làm sao tiêu thụ được nhãn? Trước đây được mùa thì lo mất giá, còn bây giờ được mùa lại lo không thể vận chuyển tiêu thụ được”, bà Lan nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thế, Giám đốc HTX Nhãn Miền Thiết, cho biết, thời điểm thu hoạch nhãn bắt đầu từ giữa tháng 8 đến trung tuần tháng 9. Những năm trước, không bị ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh nghiệp kinh doanh và thương lái từ các tỉnh, thành đến thu mua, vận chuyển đi tiêu thụ. Nhưng năm nay, đến thời điểm này, do nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp và thương lái chưa thể đến tận vườn thu mua.
Mở “luồng xanh” vận chuyển trữ lạnh và chế biến nhãn
Ông Nguyễn Văn Thế chia sẻ, cái khó nhất bây giờ là cách nào để vận chuyển nhãn đi tiêu thụ thuân lợi, vì cho đến giờ, mỗi tỉnh có quy định riêng về việc lưu thông hàng hóa.
“Nếu không được cấp phép vận chuyển hàng hóa, thì làm sao có thể đưa nhãn đi tiêu thụ? Bên cạnh đó, doanh nghiệp, thương lái từ các địa bàn khác ngoài Hưng Yên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi đến xã Hàm Tử thu mua nhãn”, ông Thế nói.
Về lo lắng của Giám đốc HTX Nhãn Miền Thiết, ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu, cho biết, ngay từ đầu năm, Phòng đã tham mưu cho lãnh đạo huyện xây dựng kế hoạch ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Đứng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên, cho biết, đã chỉ đạo cho các huyện, thành phố tiến hành lập danh sách các HTX, nhà vườn, chủ hàng, lái xe, phụ xe, tham gia vận chuyển và số xe ô tô, đăng ký để Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép vận chuyển. Toàn bộ số người đăng ký tham gia vận chuyển nhãn đều được tiêm phòng 2 mũi vắc xin, để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, không bị lây nhiễm bệnh. Đó là luồng xanh thứ nhất.
Đến thời điểm này, có trên 20 đầu xe đăng ký vận chuyển, cùng với phương tiện là lái xe, phụ xe, chủ hàng đăng ký để các cơ quan chức năng cấp giấy phép vận chuyển.
“Luồng xanh” thứ hai là thực hiện chỉ đạo của tỉnh, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp xây dựng kho lạnh, tổ chức chế biến bằng hình thức sấy khô (làm long nhãn) để kéo dài thời gian bảo quản và hạn chế áp lực tiêu thụ nhãn tươi.
“Luồng xanh” thứ ba: Giao thương trên sàn thương mại điện tử
UBND tỉnh Hưng Yên phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương vừa tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ nhãn lồng và nông sản Hưng Yên qua 61 điểm cầu các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Theo ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên, thông qua kết nối giao thương ở các điểm cầu, đến nay, các HTX, nhà vườn trồng nhãn trên địa bàn tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ tiêu thụ nhãn trên nhiều sàn thương mại điện tử: Postmart, Sendo, Shopee, Voso; ký kết hợp tác tiêu thụ nhãn và nông sản giữa 04 doanh nghiệp phân phối (Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VINCOMMERCE, Công ty CP Nông nghiệp hữu cơ FUSA, Công ty CP đầu tư Kim Hưng, Công ty TNHH Shopee) và 06 Doanh nghiệp, HTX nhà vườn (HTX Chế biến Nông sản Tân Hưng, HTX Tiên Châu Phố Hiến, HTX Nhãn Miền Thiết, HTX Cây ăn quả đặc sản Quyết Thắng, HTX Nhãn lồng Quảng Châu, HTX Nông nghiệp và Thuỷ sản Hưng Thịnh xã Quang Hưng).
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hùng Nam cho biết, ngay từ đầu năm, lãnh đạo tỉnh cũng đã có chủ trương và bàn biện pháp để giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ nông sản nói chung và nhãn nói riêng. Lãnh đạo UBND tỉnh xác định đặc sản của Hưng Yên là quả nhãn lồng, do đó, bằng mọi cách phải nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ toàn bộ sản lượng nhãn cho bà con.
“Chúng tôi đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tổ chức kết nối cung cầu trực tuyến là phương án tối ưu và hiệu quả nhất. Thông qua hội nghị trực tuyến, nhiều quốc gia, doanh nghiệp đã ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ nhãn cho nhà vườn. Đây là tín hiệu rất đáng mừng”, ông Nam cho biết.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tổ chức xúc tiến thương mại online và sự vào cuộc của các bộ, ngành, các sàn thương mại điện tử trong tiêu thụ nhãn là hướng đi phù hợp, giúp tiêu thụ nông sản nhanh và bền vững.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, từ năm sau, cơ quan chức năng và địa phương sẽ phấn đấu xây dựng được thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên trên thị trường quốc tế, đồng thời phối hợp với cơ quan tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới, nhất là tại các nước Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Australia... |
(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.