Tình trạng nhiều nông dân bỏ ruộng không gieo cấy đã và đang diễn ra và ngày càng tăng không chỉ ở Hà Nam mà ở rất nhiều các tỉnh thành.
Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa nhanh, đứng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, người nông dân không còn mặn mà với những mảnh ruộng (đất nông nghiệp-PV), mà trước đó được coi như “bờ xôi ruộng mật” của mình. Tình trạng nhiều nông dân bỏ ruộng không gieo cấy đã và đang diễn ra và ngày càng ra tăng không chỉ ở Hà Nam mà ở rất nhiều các tỉnh thành.
Một trong các thửa ruộng tại xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên người dân bỏ không cấy.
Mấy năm trở lại đây, Hà Nam liên tục ở tốp 10 tỉnh dẫn đầu thu hút FDI đó là việc đáng mừng, đáng khen ngợi vì Hà Nam đã có cách riêng của mình trong việc thu hút đầu tư. Từ việc này người dân nói chung và người nông dân nói riêng ngày càng có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn công việc phù hợp hơn và có thu nhập cao hơn. Chính vì có thu nhập cao hơn công việc lại phù hợp nên xuất hiện tình trạng nhiều nông dân bỏ ruộng không gieo cấy. Đáng chú ý, tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng, gây lãng phí đất sản xuất và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh lương thực.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam, năm 2017, cả 2 vụ xuân và mùa toàn tỉnh có hơn 100 ha ruộng bị bỏ, thì riêng vụ mùa năm 2019 này, Hà Nam đã có 309,2 ha ruộng bị bỏ không gieo cấy; trong đó tập trung nhiều tại các xã: Nhân Khang, Đồng Lý, Chính Lý, Bắc Lý (huyện Lý Nhân); Yên Nam, Tiên Nội, Hoàng Đông (huyện Duy Tiên); Lê Hồ, Nguyễn Úy, Thụy Lôi (huyện Kim Bảng);...
Thửa ruộng tại xã Nhân Khang, huyện Lý Nhân người dân bỏ không cấy.
Nguyên Nhân của tình trạng ruộng bị bỏ không gieo cấy có nhiều nguyên nhân như: Do diện tích ruộng trũng cấy xong thì bị ngập úng; diện tích đã thu hồi cho dự án nhưng dự án đó chưa thực hiện; tình trạng thiếu lao động làm nông nghiệp, bởi ngày càng có nhiều các khu công nghiệp, các nhà máy được xây dựng trên địa bàn đã thu hút một lượng lớn lao động của các địa phương vào làm việc.
Mặt khác, thu nhập từ cấy lúa hiện không những thấp mà còn bấp bênh do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh nên người dân không còn mặn mà với việc công việc đồng áng. Hơn thế nữa, người dân muốn giữ đất để chờ khi có dự án vào thì còn nhận được tiền hỗ trợ từ nhà nước cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ruộng bỏ không cấy.
Trao đổi với phóng viên về tình trạng người dân bỏ ruộng không gieo cấy ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam xác nhận có tình trạng trên và cho biết mấy năm gần đây, tình trạng bỏ ruộng của bà con nông dân trong tỉnh Hà Nam có chiều hướng ra tăng nguyên nhân chủ yếu do diện tích ruộng trũng cấy xong thì bị ngập úng bị mất cả; diện tích đã thu hồi cho dự án nhưng dự án đó chưa thực hiện; tình trạng thiếu lao động làm nông nghiệp, bởi ngày càng có nhiều các khu công nghiệp, các nhà máy được xây dựng trên địa bàn đã thu hút một lượng lớn lao động của địa phương.
Ngoài ra, thu nhập từ cấy lúa hiện không những thấp mà còn bấp bênh do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh giá cả vật tư cao nên người dân không còn mặn mà với việc công việc đồng áng. Hơn thế nữa, nguyên nhân gây nên tình trạng ruộng bỏ không cấy là do người dân muốn giữ đất không cho các hộ khác cấy để chờ khi có dự án vào đầu tư thì còn nhận được tiền hỗ trợ từ nhà nước.
Ông Hùng còn cho biết, diện tích ruộng mà người dân bỏ ruộng không cấy ở Hà Nam so với các tỉnh lân cận là không lớn, không đáng ngại. Nhưng trước thực trạng này thì Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các địa phương thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục như: tuyên truyền, vận động các hộ nông dân tích cực tham gia gieo cấy để tránh tình trạng bỏ ruộng; kêu gọi các tổ chức, đoàn thể như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân… thuê lại diện tích ruộng bỏ của nông dân để gieo cấy; dồn, đổi những ruộng của các hộ nông dân không có nhu cầu gieo cấy, bỏ ruộng thành những khu có diện tích lớn để cho các doanh nghiệp, cá nhân có năng lực làm nông nghiệp tổ chức sản xuất cho hiệu quả tránh tình trạng ruộng bỏ không cấy gây lãng phí đất sản xuất.
Thửa ruộng tại xã Tiên Nội, huyện Duy Tiên người dân bỏ không cấy.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm, Ngành nông nghiệp và PTNT đã tham mưu với UBND tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông hiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống người dân nông thôn. Đây cũng chính là giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng này.
Việc người nông dân bỏ ruộng không cấy ở Hà Nam nói riêng và trong cả nước nói chung cần có sự vào cuộc rốt ráo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải có quy hoạch dài hạn, chi tiết vùng đất sản xuất thông báo rộng rãi để người dân được biết để có kế hoạch sản xuất đảm bảo an ninh lương thực, không để đất bỏ hoang lãng phí.
Giao cho địa phương quản lý chặt chẽ vùng đất sản xuất đã được quy hoạch, khu đất trũng, thiếu điều kiện để canh tác sản xuất cần cho chuyển đổi mục đích vừa cho hiệu quả kinh tế cho người nông dân vừa tránh được tình trạng người dân bỏ ruộng không cấy. Như vậy, mục tiêu nâng mức thu nhập của người nông dân của Đảng và Nhà nước đã đề ra sẽ thành công.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.