Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 5 năm 2014 | 11:9

Hà Nội: Điểm mặt sai phạm tại Dự án Thăng Long Garden

KTNT- Xây dựng sai thiết kế, tự ý thay đổi hạng mục và tăng số lượng các căn hộ là những sai phạm tại Dự án Thăng Long Garden (số 250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).Được biết Dự án Thăng Long Garden được triển khai xây dựng từ năm 2009, với tổng diện tích 13.209m2, gồm 3 đơn nguyên, tòa A2 - A3 là khối chung cư cao 19 tầng và 25 tầng, tòa A1 là khối nhà thương mại và văn phòng cao 25 tầng dự án do Cty CP May Thăng Long làm chủ đầu tư. Hiện dự án đã thi công xong phần thô 2 tòa nhà A2, A3 và đang tiến hành bàn giao nhà cho các khách hàng.

Nhiều sai phạm được chỉ ra tại Dự án Thăng Long Garden


Theo phản ánh, dự án này đã xây dựng sai các công trình sai so với Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án kiến trúc được duyệt cùng GPXD được cấp kèm theo hồ sơ thiết kế. Cụ thể, khu đất trước tòa nhà A3 là đất bố trí cây xanh, sân chơi, bãi đỗ xe nhưng hiện lại biến thành tòa văn phòng điều hành của Ban Quản lý dự án. Khu vực trước tòa A2, trên bản vẽ là nơi bố trí bể ngầm, thảm cỏ, nhưng lại đang được thi công thành cụm công trình tòa nhà hai tầng làm phòng tập thể thao, sân tennis. Ngoài ra chủ đầu tư tự ý chia nhỏ căn hộ, không xin phép cơ quan có thẩm quyền, khiến số lượng căn hộ tăng từ 316 lên 436 căn.

Về những phản ánh này, đại diện chủ đầu tư đã thừa nhận có sai phạm là đã chiếm dụng diện tích cây xanh để xây dựng các công trình như bể bơi, khu tập thể thao, sân tennis. Ngoài những sai phạm trên, cư dân Thăng Long Garden còn phản ánh về việc chủ đầu tư tự ý xây dựng sai phép tòa nhà 3 tầng, hiện đang được dùng làm văn phòng làm việc của Ban Quản lý dự án. Về vấn đề này, đại diện chủ đầu tư cho rằng: Khi dự án đi vào triển khai cần lập và có chỗ làm việc cho Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý dự án. Theo quy định, các dự án được phép xây nhà tạm trong khuôn viên dự án để làm nhà điều hành. Sau khi hoàn tất dự án công trình sẽ  được phá bỏ.

Đối với việc điều chỉnh diện tích, chia nhỏ căn hộ, thay đổi kết cấu cột, vách gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Việc này đại diện chủ đầu tư đã đưa ra Công văn số 4608/UBND-QHXDGT ngày 18/6/2012 của UBND TP Hà Nội về việc chấp thuận cho điều chỉnh cơ cấu, diện tích căn hộ dự án đầu tư xây dựng chung cư cao tầng và trung tâm thương mại tại khu đất 250 Minh Khai. Theo công văn này thì chủ đầu tư được chia tách một số căn hộ có diện tích lớn hơn 142m2. Tuy nhiên dự án đã được triển khai từ năm 2009, mà đến tận năm 2012 dự án mới được đồng ý điều chỉnh thì xem ra những lý giải của chủ đầu tư là “vuốt đuôi” cho qua chuyện.

Cụ thể, ngày 18/6/2012, UBND TP.Hà Nội có Văn bản số 4608/UBND-QHXDGT về việc điều chỉnh cơ cấu, diện tích căn hộ tại dự án đầu tư xây dựng chung cư cao tầng và trung tâm thương mại tại khu đất 250 Minh Khai. Trong đó công văn nêu rõ: “Xét đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc tại Văn bản số 1517/QHKT-P2 ngày 05/6/2012 về việc điều chỉnh cơ cấu, diện tích căn hộ tại dự án đầu tư xây dựng chung cư cao tầng và trung tâm thương mại tại khu đất 250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do Cty CP May Thăng Long làm chủ đầu tư, UBND Thành phố có ý kiến như sau: Đồng ý chia tách một số căn hộ có diện tích lớn hơn 142 m2 theo đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc tại Văn bản nêu trên. Cty CP May Thăng Long có trách nhiệm liên hệ với Sở Xây dựng và các ngành có liên quan để được hướng dẫn thủ tục thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở điều chỉnh và việc bố trí cầu thang thoát nạn đảm bảo các yêu cầu hoạt động công trình, thoát người, PCCC phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.


Điều đáng nói, dù được UBND Thành phố đồng ý về mặt chủ trương, nhưng trong văn bản cụ thể của đơn vị tham mưu là Sở Quy hoạch Kiến trúc đã không hề đề cập tới việc cho phép chủ đầu tư chia tách thành bao nhiêu căn hộ. Mà chỉ “phán” chung chung tại văn bản số 1517/QHKT-P2 là: Chỉ cho phép Cty nghiên cứu chia tách căn hộ với yêu cầu đảm bảo không làm tăng dân số cơ học vào khu vực, không làm thay đổi diện tích sàn từng tầng, hình dáng mặt bằng theo phương án kiến trúc sơ bộ xác nhận kèm theo công văn số 820/QHKT-P2 ngày 07/11/2008. Theo nguồn tin của phóng viện thì, dù được UBND TP.Hà Nội “trác” công văn, nhưng việc thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở điều chỉnh của dự án này vẫn chưa được Sở Xây dựng đả động gì đến.

Vũ Chiến

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top