Hà Nội: Hơn 2.600 người có liên quan đến BV Nhiệt đới Trung ương
Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, qua rà soát có hơn 2.600 người đến khám, chữa, bệnh, chăm sóc người nhà ở BV Nhiệt đới Trung ương và TP đang theo dõi chặt chẽ và tiếp tục điều tra thêm.
Chiều 6/5, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Trưởng BCĐ phòng chống Covid-19 Hà Nội đã giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã, xã phường để tiếp tục triển khai các biện pháp nhanh chóng khoanh vùng, không để dịch bệnh lây lan.
Báo cáo nhanh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, đến 14h, Hà Nội trong 2 ngày từ 4 đến 6/5 ghi nhận thêm 5 ca mắc tại cộng đồng, 42 ca mắc trong BV nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh). Thông tin về các trường hợp này đã được sở công bố kịp thời.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, sau khi phát hiện 1 số bác sỹ mắc Covid-19. Sở Y tế đã xét nghiệm sàng lọc cho 827 người là cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Kết quả có 41 người mắc Covid-19, còn lại âm tính. Trong đó Hà Nội có 8 ca: 1 ở Ba Đình, 2 ở Đông Anh, 2 ở Nam Từ Liêm, 2 Sóc Sơn, 1 Sơn Tây, 33 ca của các địa phương khác.
Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay TP đã xác định có 443 trường hợp F1 tại Hà Nội, tất cả đã được cách lý và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả: 9 dương tính, 389 âm tỉnh, 45 mẫu chưa có kết quả. Bên cạnh đó, TP đã rà soát, xác minh được 794 trường hợp người liên quan khác, tất cả các trường hợp này đều được lấy mẫu xét nghiệm và cách lỵ theo quy định. Kết quả xét nghiệm: 791 âm tính, 3 mẫu chưa có kết quả. TP đang khoanh vùng xử lý dịch và phong tỏa tạm thời 10 khu vực của 7 quận, huyện, thị xã.
Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, Thành ủy và UBND TP đã họp liên tục và chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Ngay khi BV Nhiệt đới Trung ương Cơ sở 2 phải phong tỏa, Chủ tịch UBND TP đã trực tiếp kiểm tra và họp trực tuyến với bệnh viện để triển khai nhanh chóng các biện pháp khoanh vùng dập dịch.
Theo ông Hạnh nguy cơ hiện nay ở mức rất cao bởi TP đã có các ca mắc ngoài cộng đồng, nhiều ca mắc ở các địa phương khác liên quan đến TP và có tịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người, chùm ca bệnh tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có diễn biến phức tạp, cần mở rộng xét nghiệm sàng lọc; có nhiều trường hợp ở các tỉnh thành khác sau ách ly tập trung vẫn dương tính với Virus; Hà Nội phát hiện nghiều trường hợp nhập cảnh trái phép…
“Bộ Y tế đã giải trình tự gen và xác định ca mắc tại ổ dịch Vĩnh Phúc là biến thể của Ấn Độ, ở ổ dịch Hà Nam, Hưng Yêu là biến thể của Anh. Đây là các biến thể nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh”, ông Hạnh thông tin và nhấn mạnh công tác giám sát, chủ động phát hiện sớm các ca mắc ngoài cộng đồng là rất quan trọng.
Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, 14h ngày 6/5, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã hỗ trợ phun khử khuẩn BV Nhiệt đới Trung ương ở Đông Anh và cho biết thêm: “Trước diễn biến thực tế, TP sẽ có thể tiếp tục có các thêm ca bệnh. Qua rà soát có hơn 2.600 người đến khám, chữa, bệnh, chăm sóc người nhà ở BV Nhiệt đới Trung ương và TP đang theo dõi chặt chẽ và tiếp tục điều tra thêm”.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nêu rõ, nguy cơ lây lan dịch bệnh hiện ở TP rất khó lường với nhiều nguồn bệnh khác nhau, chủng virus lây lan nhanh, tỷ lệ dương tính của các ca tiếp xúc với F0 cao, ổ dịch phức tạp tại BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 với số người liên quan lớn và đã có 42 F0, các tỉnh xung quanh Hà Nội có mật độ giao lưu cao đều đã có F0.
Phó Chủ tịch UBND TP phân tích, nguồn lây bệnh chính là từ: các ca F0 trong cộng đồng, cơ sở cách ly tập trung; nhập cảnh trái phép. Cơ chế lây bệnh vẫn là tiếp xúc và khẳng định: “TP và các địa phương đã vào cuộc hết sức quyết liệt, triển khai nhiều biện pháp để chủ động ngăn chặn nguồn lây và cơ chế lây với mong muốn dập dịch càng sớm càng tốt”.
Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh một số công việc cụ thể. Trước hết để chủ động ngăn chặn, cắt đứt cơ chế lây lan của dịch bệnh các đơn vị cần khẩn trương cách ly F0, truy vết F1 càng sớm càng tốt theo tinh thần “Khẩn trương nhất”.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, ngoài việc các cơ quan chức năng tiến hành phun khử khuẩn, điều trị, cách ly cho các trường hợp F0, người dân cũng cần phải có ý thức chung tay với cộng đồng làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh, phát hiện và báo cáo kịp thời cho các cơ quan chức năng về những trường hợp nhập cảnh trái phép đang ở trên địa bàn, tự giác khai báo y tế để ngăn ngừa dịch bệnh.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.