Hòa chung với không khí chuẩn bị Tổng tuyển cử của cả nước, các địa phương trên địa bàn TP.Hà Nội đang tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Với tinh thần tạo điều kiện tốt nhất và trân trọng người tự ứng cử, không khí bầu cử ở đây đang thực sự là ngày hội của toàn dân.
Phấn khởi – tin tưởng
Ông Lê Tuấn Dũng trong buổi làm việc với phóng viên Kinh tế nông thôn.
Có dịp đến Thường Tín vào những ngày này, chúng ta thấy ngay trước cổng UBND huyện là 2 câu khẩu hiệu trên bảng điện tử chạy nối tiếp nhau suốt ngày đêm: Nhiệt liệt chào mừng Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021. Nhiều băng rôn, khẩu hiệu khác có nội dung xoay quanh chủ đề trên được treo ở khắp các xã, thị trấn… đủ để thấy không khí bầu cử ở đây rộn ràng đến nhường nào.
Ngay sau khi tiếp nhận chỉ thị của TP.Hà Nội, Huyện ủy Thường Tín đã thành lập Ban chỉ đạo bầu cử; Ủy ban bầu cử. Theo đó, Ban chỉ đạo bầu cử gồm 25 đồng chí; Ủy ban bầu cử 15 đồng chí, đều là những cán bộ lãnh đạo các ban ngành chủ chốt của huyện. Ông Nguyễn Tiến Minh, Bí thư Huyện ủy là Trưởng ban; ông Phùng Văn Quốc, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND là Phó ban; ông Kiều Xuân Huy, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện là Phó ban. Ban chỉ đạo xác định: việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội, HĐND là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân Thường Tín trong năm 2016.
Tiếp theo, Ban chỉ đạo đã ra công văn và nhanh chóng thành lập Ủy ban bầu cử, các tiểu ban và triển khai công tác bầu cử theo đúng trình tự, đúng luật định. Theo đó, ở cấp huyện có 8 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị được chọn 5 đại biểu; tổng số đại biểu được bầu là 40 người. Hiệp thương vòng 1 có 80 người (số dư được tính gấp đôi), tuy nhiên, đến phút chót có 1 đại biểu tự ứng cử, nâng số ứng viên lên 81 người. Cấp xã gồm: 28 xã và 1 thị trấn, số cử tri được giới thiệu là 1.539 đại biểu (trong đó có 23 đại biểu tự ứng cử); số đại biểu được bầu 769 người.
Hiện, Thường Tín đã kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất khu vực bầu cử (trên 200 điểm) để có kế hoạch bổ sung kịp thời nếu thiếu, đảm bảo cho công tác phục vụ bầu cử vào ngày 22/5/2016.
Ở huyện Thanh Trì, sau khi tiếp thu chỉ thị, nghị quyết của Quốc hội, huyện cũng đã triển khai ngay công tác chuẩn bị bầu cử. Đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo Ủy ban bầu cử từ huyện đến xã và tập huấn Luật Chính quyền địa phương (có hiệu lực từ 1/1/2016), Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đến các cán bộ chủ chốt và Mặt trận Tổ quốc từ huyện đến xã.
Tính đến thời điểm này, Thanh Trì đã tổ chức hiệp thương xong vòng 1, ngày 18/3/2016 sẽ hiệp thương xong vòng 2. Hiện, UBND các cấp đã ổn định và công bố đơn vị bầu cử đại biểu HĐND, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị của cấp mình. Ủy ban bầu cử đã tiếp nhận hồ sơ của những người được giới thiệu hoặc tự ứng cử đại biểu HĐND các cấp đúng theo luật định. Nhiệm kỳ này, cấp huyện được bầu 39 đại biểu; hiệp thương vòng 1 có 83 đại biểu, chia thành 8 đơn vị bầu cử (không có đại biểu tự ứng cử). Cấp xã có 472 đại biểu (trong đó có 5 đại biểu tự ứng cử), chia thành 121 đơn vị bầu cử. Các đơn vị bầu cử được đặt tại nhà văn hóa thôn, rất thuận tiện cho việc đi bỏ phiếu của người dân.
Không phân biệt đề cử với tự ứng cử
Đó là câu trả lời chung của lãnh đạo các đơn vị trên khi chúng tôi hỏi quan điểm của họ về việc đề cử và tự ứng cử của các cử tri.
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó chủ tịch HĐND huyện, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban bầu cử Thanh Trì, cho rằng: “Nên trân trọng những người tự ứng cử, vì bản thân họ có đầy đủ bản lĩnh, tự tin và có nguyện vọng muốn cống hiến cho đất nước. Nếu có người tự ứng cử đến nộp hồ sơ dù ở cấp nào trên địa bàn Thanh Trì cũng được Ủy ban bầu cử xem xét kỹ lưỡng, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được nhận; nếu chưa đủ thì hướng dẫn để người tự ứng cử hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có sự phân biệt giữa người tự ứng cử và được đề cử vì theo luật định: tất cả mọi người đều có quyền ứng cử và được đề cử như nhau”.
Ngoài ra, cũng theo ông Hiếu, tất cả các công dân Việt Nam tự thấy mình có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định sau đây của pháp luật thì có thể tham gia tự ứng cử: Trung thành với Tổ quốc, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật. Có bản lĩnh kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng cũng như mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Mặt khác, có trình độ văn hóa, chuyên môn cao, đủ năng lực sức khỏe; kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ người đại biểu nhân dân, có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Ai hội tụ được những tiêu chuẩn trên thì được quyền tự ứng cử, nộp hồ sơ theo quy định sẽ được giới thiệu hiệp thương ở bất kỳ cấp nào (xã, huyện, tỉnh, thành phố và quốc hội).
Đồng ý kiến với ông Hiếu, ông Lê Tuấn Dũng, Phó chủ tịch HĐND huyện, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban bầu cử huyện Thường Tín, cũng cho biết: “Thường Tín có 23 người tự ứng cử ở cấp xã, 1 người cấp huyện, tất cả đều được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, được tạo điều kiện tốt nhất để họ nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ tham gia tự ứng cử theo đúng luật định”.
Đến hết ngày 17/3, Ủy ban Bầu cử TP.Hà Nội đã hoàn tất việc tiếp nhận hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội. Ủy ban bầu cử các cấp đã hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Tổng số người nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội là 87 người, trong đó có 39 người do cơ quan, tổ chức giới thiệu, 48 người tự ứng cử. Tổng số người nộp hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND TP là 205 người, trong đó 196 người do cơ quan, tổ chức giới thiệu, 6 người tự ứng cử. |
Dương An Như
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.