Chỉ trong vòng một tuần, người dân Hà Tĩnh phải oằn mình chống chọi với hai trận lũ lịch sử.
Hiện, người dân và các đơn vị đang tích cực triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, lúc này người dân lại phải đối mặt với nhiều khó khăn khác về nguy cơ bùng phát dịch bệnh, trắng tay sau lũ.
Tập trung xử lý vệ sinh môi trường
Trở về nhà sau những ngày tránh lũ, bà Lê Thị Minh (Cẩm Thành - Cẩm Xuyên) cho biết: “Nhà cửa tan hoang, gà, lợn bị nước lũ nhấn chìm. Chúng tôi lo ngại nhất bây giờ là vệ sinh môi trường sau lũ, mong muốn có thêm nguồn giống để chờ thời tiết nắng ráo tập trung làm đất, gieo trồng hoa màu”.
Lũ đi qua, rác thải, bùn đất, xác động vật trôi về ứ đọng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Những ngày này, ngành y tế Hà Tĩnh đã triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.
Các tổ cơ động về các địa phương để phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ; thu gom, xử lý xác động vật chết; xử lý môi trường, dọn vệ sinh, phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại khu vực ngập lụt sau khi nước rút.
Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc CDC Hà Tĩnh, cho biết: “Toàn tỉnh vẫn còn khá nhiều giếng nước và công trình vệ sinh chưa được xử lý. Để hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ bà con, các đội cơ động phòng chống dịch của CDC bám sát các huyện, xã. Trung tâm đã dự trù và xin cấp thêm từ Trung ương hóa chất xử lý nguồn nước đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho các địa phương trong xử lý môi trường và nguồn nước sinh hoạt với mục tiêu cao nhất là, không để dịch bệnh xảy ra sau mưa lụt”.
Hỗ trợ sinh kế cho người dân
Mặc dù bão số 9 không trực tiếp đổ bộ vào Hà Tĩnh nhưng hoàn lưu của bão khiến 4.000 hộ dân trên địa bàn bị ngập lụt, nhiều điểm bị sạt lở đất. Theo thống kê sơ bộ, hai đợt mưa lũ vừa qua đã làm hư hại 4.000ha rau màu, 17 nghìn tấn lương thực, 270 tấn hạt giống, hơn 3.000ha nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn; hàng trăm kilômét đường giao thông bị xói lở, nhiều công trình xây dựng, điện lực, thông tin liên lạc bị hư hại, ước thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng.
Phó chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Mai Thủy cho biết: Hà Tĩnh đã kịp thời phân bổ và chuyển 1.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia và 14,5 tấn lương khô cho các địa phương vùng ngập lụt. Trước mắt, địa phương vẫn tiếp tục tiếp nhận nguồn cứu trợ và phân bổ về cho các xã bị ảnh hưởng. Đồng thời, tiến hành rà soát, phân loại các thiệt hại của người dân (nhà ở, công cụ sản xuất, cây - con giống...) để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời.
“Cùng với việc hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, tỉnh đã ban hành, thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất. Sau ngập lụt sẽ bắt tay vào sản xuất vụ đông và vụ xuân. Đối với những địa phương bị thiệt hại nặng trong đợt ngập lụt vừa qua, tỉnh sẽ hỗ trợ giống sản xuất và cung cấp lương thực trong một thời gian nhất định.
Tỉnh sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm trong điều hành, chỉ đạo, phân bổ; đánh giá đúng những thiệt hại để có phương án phân bổ ngân sách. Thiệt hại của hai trận ngập lụt vừa qua là rất lớn, hơn lúc nào, chính quyền và người dân Hà Tĩnh rất cần nhận được sự quan tâm, chia sẻ của Trung ương”, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho biết.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.