Tuy là trung tâm kinh tế năng động, có quy mô dân số lớn nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, nhưng TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều thách thức suy giảm cạnh tranh, cản trở sự phát triển.
Trước vấn đề này, việc tìm giải pháp tạo đột phá, nâng cao chất lượng và tăng trưởng cạnh tranh, tạo bước tiến sáng tạo hoàn toàn mới, khai phá tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao vị thế của thành phố là điều tất yếu.
Thiết lập chuỗi giá trị gia tăng
Với ý tưởng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dựa trên mũi nhọn là nền kinh tế tri thức; nơi các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có các sản phẩm mang hàm lượng khoa học – công nghệ cao có thể liên kết với nhau; môi trường làm việc, học tập, sinh sống thuận lợi của các chuyên gia, các nhà khoa học và lực lượng lao động có trình độ và chất lượng cao, khu vực phía Đông của thành phố được dự kiến xây dựng, hình thành “Đô thị sáng tạo TP. Hồ Chí Minh”.
Khu đô thị sáng tạo (KĐTST) ở khu Đông (quận 2, quận 9, Thủ Đức) rộng khoảng 22.000ha, số dân khoảng 1 triệu người. Qua quá trình phát triển, đã hình thành các Khu Công nghiệp và Khu chế xuất như: Linh Trung 1 (62ha), Linh Trung 2 (61,74ha), Cát Lái (124ha), Bình Chiểu (23,74ha). Khu Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và các trường đại học (tại quận 9, Thủ Đức và huyện Dĩ An, Bình Dương), gồm 18 trường đại học và viện nghiên cứu với diện tích 643ha cùng 110.000 sinh viên….
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh như Xa lộ Hà Nội (tuyến cửa ngõ của thành phố), Quốc lộ 1A, tuyến metro số 1 từ Bến Thành đến Suối Tiên, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh đến Long Thành – Dầu Giây, cảng Cát Lái, khu Thể dục thể thao Rạch Chiếc.
Việc kết nối chặt chẽ và hiệu quả ba chức năng là Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến, Trung tâm giáo dục – đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao, Trung tâm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao, KĐTST được kỳ vọng sẽ góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng (từ các khâu nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm phụ trợ, sản xuất sản phẩm công nghiệp, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ) trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế và sự hỗ trợ tài chính hiệu quả.
Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển hướng Đông là hướng phát triển chính của thành phố trong những năm tới vì thừa hưởng hệ thống giao thông gắn kết phát triển vùng là Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Do đó, việc tác động của KĐTST đối với khu vực này khá lớn, cho dù quỹ đất hiện nay còn hạn chế.
Thu hút nguồn nhân lực
Giá trị đất ở KĐTST cao hơn nhiều khu vực khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, dự án nhà ở khá nhiều, nhưng lượng cư dân ở chính thức chưa nhiều; trong khi người có thu nhập trung bình và thấp khó có điều kiện tụ về bởi giá trị đất quá cao. Do đó, người mua nhà chủ yếu từ trung lưu trở lên để đầu tư, đầu cơ.
Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông khu vực còn phức tạp khi khu vực cầu Phú Mỹ, Xa lộ Hà Nội và đường Mai Chí Thọ thường ùn tắc. Nhiều hạng mục hạ tầng còn dang dở như đường Vành đai 2 làm chưa xong, đường Vành đai 3 và một số nút giao thông chưa triển khai, hạ tầng xã hội còn dang dở. Do đó, khi triển khai thực hiện KĐTST, thành phố đề ra bốn nhóm giải pháp chính như: Quy hoạch thông minh - quản trị thông minh; xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng cơ chế chính sách; thu hút nguồn lực, chuyên gia, lực lượng lao động có trình độ cao.
Ở nhóm giải pháp về quy hoạch thông minh và quản trị thông minh sẽ xây dựng thành phố đô thị thông minh, quản trị thông minh để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Nhóm giải pháp xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sẽ xây dựng kế hoạch phát triển cho khu vực ĐTST trong khuôn khổ Chương trình Phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh. Huy động nguồn lực để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như: Hệ thống giao thông (các tuyến bus vòng, các tuyến bus gom phục vụ các trạm metro …), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp năng lượng, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường với nhiều dự án như xây dựng đường vành đai 3, xây dựng cầu Cát Lái nối qua thành phố Nhơn Trạch, xây dựng mở rộng quốc lộ 13 nối với Bình Dương, xây dựng đường sắt nối với sân bay Long Thành, tuyến Metro số 2 nối kết Bến Thành - Thủ Thiêm, tuyến Metro 3B… Cùng nhiều công trình kết cấu hạ tầng xã hội trọng điểm như nhà ở, các công trình y tế, các công trình văn hóa, các công trình giáo dục, các công trình thể dục - thể thao…
Nhóm giải pháp thứ ba về cơ chế chính sách: có chính sách đặc thù trong quản lý phát triển hệ thống kết cấu đô thị trong KĐTST. Các chính sách đặc thù trong quản lý hành chính như cấp phép đầu tư, thuế suất, hỗ trợ visa cho người nước ngoài… trong KĐTST. Cùng với đó, là chính sách đặc thù trong công tác nhân sự và công tác tổ chức bộ máy quản lý hành chính trong KĐTST.
Giải pháp thứ tư về thu hút nguồn nhân lực bằng các chính sách thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển KĐTST. Các giải pháp chính sách thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động tại KĐTST và các giải pháp chính sách thu hút, hỗ trợ các cá nhân tại KĐTST.
Cùng với đó là các giải pháp chính sách liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp – các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm – các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế liên kết giữa KĐTST với các trung tâm sáng tạo khác của TP. Hồ Chí Minh (Công viên phần mềm Quang Trung, …) và các trung tâm sáng tạo ở địa phương khác.
Xây dựng hạ tầng giao thông tại khu Đông là một trong bốn nhóm giải pháp phát triển ĐTST.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.