Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2020 | 15:9

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 5 tạ heo nhập lậu nhiễm dịch tả heo châu Phi

Lực lượng cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình vừa phát hiện, tiêu hủy 180kg thịt heo và khoảng 300kg heo sống. Toàn bộ số lượng trên đều được các đội tượng vận chuyển từ vùng công bố dịch tả heo châu Phi đem đi tiêu thụ.

Thông tin từ Tổng cục Quản lý Thị trường, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 thuộc Cục Quản lý thị trường Hòa Bình vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường (PC 05) thuộc Công an tỉnh Hòa Bình và Chi Cục thú y chặn kiểm tra xe tải mang biển số 28C 05556.
 
20201203150612229hoa-binh-ngan-chan-gan-5-ta-heo-nhiem-dich-ta-heo-12-1.jpg
Phát hiện xe chở gần 5 tạ thịt heo nhiễm dịch tả heo châu Phi đi bán

 

Khi kiểm tra phát hiện trên xe có 3 bao tải chứa đựng động vật, sản phẩm động vật với tổng trọng lượng là 180 kg. Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện bên trong các bao tải là thịt heo và nội tạng. Bên cạnh đó, trên xe còn vận chuyển 5 con heo còn sống với tổng trọng lượng khoảng 300 kg.
 
Chủ số hàng kể trên là ông Ngần Văn Giáp sinh năm 1996 - địa chỉ: Xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình).
 
Phòng Cảnh sát Môi trường (PC 05) - Công an tỉnh đã tiến hành lấy mẫu gửi Chi Cục Thú y vùng 1 xét nghiệm kết quả cả 05 mẫu dương tính với dịch tả heo châu Phi.
 
20201203150612229hoa-binh-ngan-chan-gan-5-ta-heo-nhiem-dich-ta-heo-12-0.jpg
Số heo nhiễm bệnh đã được tiêu hủy

 

Lực lượng chức năng đã lập biên bản, hoàn thiện hồ sơ và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với chủ lô hàng với mức phạt tiền 17,5 triệu đồng. Mức phạt này dành cho hành vi vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang được công bố ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền được quy định tại khoản 5 điều 6 Nghị định 90/2017 của Chính phủ. Đồng thời, lực lượng chức năng cũng cho tiêu hủy toàn bộ số tang vật theo quy định.
 
Hiện nay, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh vẫn còn rất lớn đối với gia súc và gia cầm, đặc biệt, đối với dịch tả lợn châu Phi, mặc dù, chúng ta đã khống chế được dịch, tuy nhiên khả năng nhiễm bệnh đối với đàn lợn được chăn nuôi tại các trang trại và các hộ gia đình vẫn còn nguy cơ cao.
 
Do vậy, việc kiểm tra và xử lý thật nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển gia súc gia cầm mang mầm bệnh đi tiêu thụ cần phải được các cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm, số lượng gia súc gia cầm nhiễm bệnh cần phải được tiêu hủy, có như vậy chúng ta mới bảo toàn được an toàn cho đầu lợn đang còn hiện nay.
 
Sóc Trăng: Triển khai Kế hoạch phối hợp tổ chức phổ biến các văn bản về an toàn thực phẩm cho học sinh
 
Với mục đích phổ biến và cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo đảm an toàn thực phẩm cho các em học sinh biết cách lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn nhất là phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong trường học hiện nay.
 
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phổ biến một số nội dung của các văn bản cho hơn 500 các em học sinh của hai trường gồm: Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Thông tư số 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng Phụ gia thực phẩm; Quy chế phối hợp, phát hiện, điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm và một số văn bản có liên quan. Tại hai trường, Chi cục kết hợp cấp phát 500 tờ rơi với các chủ đề ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố và 20 áp phích về chủ đề 10 nguyên tác vàng trong chế biến thực phẩm cho nhà trường.
 
Qua hai cuộc phổ biến trên nhằm giúp cho cán bộ quản lý nhà trường và các em học sinh đã nắm được tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay, góp phần nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, hạn chế phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các căng tin, bếp ăn tập thể.
 
Đà Nẵng: Đảm bảo an toàn thực phẩm là ưu tiên đặt lên hàng đầu
 
Ngày 3/12, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP. Đà Nẵng.
 
BQL ATTP TP. Đà Nẵng thành lập và hoạt động thí điểm trong 3 năm từ ngày 25/8/2017 theo Quyết định 1268/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
 
x1413_z2088764633259_bdf973ad01959c307112a5ce9fb89b4djpgqrt20201203191414pagespeedich2oyiiuub7.jpg
An toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.
Sau 3 năm hoạt động, BQL ATTP TP. Đà Nẵng đã trở thành đầu mối thống nhất tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về ATTP; Tăng cường hiệu quả quản lý ATTP đối với các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố như cải tạo cơ sở vật chất, môi trường vệ sinh tại 66 chợ dân sinh, tập huấn kiến thức ATTP cho hầu hết tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố, xây dựng và thí điểm chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn với sự tham gia của các hợp tác xã, đơn vị sản xuất và các siêu thị, doanh nghiệp, đơn vị phân phối đầu ra. Bên cạnh đó, đã cấp giấy chứng nhận ATTP cho 2.221 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dịch vụ ăn uống; hướng dẫn và tiếp nhận 5 bản đăng ký tự công bố chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
 
Trong 2 năm 2018, 2019, BQL ATTP Đà Nẵng đã lấy 2.869 mẫu thực phẩm để kiểm tra các chỉ tiêu ATTP. Qua đó, phát hiện 17/720 mẫu rau, trái cây nhập về chợ đầu mối Hòa Cường và 01/139 mẫu rau xà lách tại vùng rau trên địa bàn Đà Nẵng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép; 72/316 mẫu thịt tươi sống mẫu nhiễm vi sinh vật, 5/316 mẫu thịt tươi sống nhiễm E.Coli; 8/268 mẫu thủy sản không đạt chỉ tiêu tồn dư kháng sinh; 3/150 mẫu sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật nhiễm vi sinh; 7/151 mẫu sản phẩm chế biến có nguồn gốc thủy sản nhiễm vi sinh; một số mẫu ớt bột, đậu phộng bị nhiễm nấm mốc do điều kiện bảo quản không tốt.
 
Trong 9 tháng đầu năm 2020, BQL ATTP Đà Nẵng đã thanh tra, kiểm tra 1.104 cơ sở, phát hiện 28 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 400 triệu đồng. Công tác đảm bảo ATTP trong cao điểm Đà Nẵng phòng chống dịch Covid – 19 cũng như các dịp lễ Trung thu… được đảm bảo, không xảy ra vụ việc nào về ngộ độc thực phẩm.
 
Ông Nguyễn Tấn Hải – Trưởng BQL ATTP TP. Đà Nẵng cho biết, mô hình BQL ATTP ra đời đã khắc phục được các hạn chế về phối hợp giữa các sở, ngành, đồng thời cho phép tập trung đầu mối quản lý ATTP đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ. Qua 3 năm thí điểm BQL ATTP TP. Đà Nẵng đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân thông qua việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm thực phẩm từ thu mua, sơ chế, chế biến, sản xuất, đóng gói, bảo quản, vận chuyển… và quản lý được các tổ chức, cá nhân tham gia trong chuỗi cung cấp thực phẩm.
 
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ông Lê Trung Chinh cho biết, thị trường đang chuẩn bị bước vào mùa cao điểm Lễ, Tết cuối năm, vì vậy, công tác đảm bảo ATTP phải được đảm bảo và phải xác định là công tác ưu tiên đặt lên hàng đầu. Nhất là kiểm soát thực phẩm nhập từ nơi khác về thành phố. “Hiện, đối với các chuỗi cung ứng của tại thành phố thì có thể kiểm soát được hoàn toàn, nhưng đối với những sản phẩm nhập về thành phố thì không thể kiểm soát triệt để được phần gốc (nơi sản xuất). Vì vậy, thực phẩm ngay khi nhập về đến thành phố phải có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo ATTP cho người dân”, ông Chinh nói.
 
Không còn bao lâu nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thị trường đang có nhiều biến động, các đối tượng kinh doanh hàng hóa không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang thực hiện chuẩn bị các loại hàng hóa cung cấp cho thị trường, để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng rất cần các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đi tiêu thụ.
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top