Hiệp hội CropLife châu Á kêu gọi các đối tác trong chuỗi giá trị thực phẩm trong khu vực cùng tham gia hợp tác để hỗ trợ thúc đẩy và bảo đảm cung cấp thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng trong khu vực.
Giữa tháng 7 vừa qua, Liên Hợp quốc (UN) đã phát hành Báo cáo thường niên năm 2019 về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng toàn cầu với các dữ liệu mới đã đưa ra cho thấy, tình trạng thiếu đói, suy dinh dưỡng và béo phì trên toàn cầu nói chung và tại châu Á nói riêng đang ở mức báo động.
Ảnh minh họa.
Trước những xu hướng đáng lo ngại này, hiệp hội CropLife châu Á kêu gọi các đối tác trong chuỗi giá trị thực phẩm trong khu vực cùng tham gia hợp tác để hỗ trợ thúc đẩy và bảo đảm cung cấp thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng trong khu vực.
Theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, trong năm, 2018 có khoảng khoảng 820 triệu người không có đủ thức ăn – con số này tăng so với 811 triệu vào năm 2017 và là năm thứ ba tăng liên tiếp. Trong số đó, hơn 513 triệu người (chiếm hơn 62%) đang sinh sống tại châu Á. Các số liệu thống kê về tình trạng suy dinh dưỡng, cũng không mấy khả quan hơn khi phần lớn số người suy dinh dưỡng trên thế giới năm 2018 (hơn 500 triệu người) đang sinh sống tại châu Á.
“Xu hướng thiếu đói và suy dinh dưỡng đang diễn ra khắp châu Á và điều này là không thể chấp nhận được. Trong một thời đại mà châu Á đang dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, thực tế lạnh lùng này cảnh báo rằng chúng ta còn rất nhiều việc cần phải làm” – Tiến sỹ Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành Croplife châu Á phát biểu.
“Liên hợp quốc triển khai dự án nghiên cứu này với mục đích nâng cao nhận thức đối với vấn đề an ninh lương thực. Đã đến lúc các đối tác trong chuỗi giá trị thực phẩm ở châu Á chung tay để cùng giải quyết vấn đề nan giải chưa từng có tiền lệ này” – ông cho biết thêm.
“Việc ứng dụng công nghệ và các đổi mới về khoa học thực vật là một công cụ quan trọng để cung cấp đủ lương thực cho lượng dân số tăng nhanh hiện nay, tuy nhiên chúng là chỉ đóng vai trò là một phần trong các giải pháp tổng thể. Việc cung đủ thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng cho tất cả mọi cư dân trong khu vực là trách nhiệm chia sẻ giữa các bên. Các Chính phủ, ngành khoa học thực vật (các công ty nghiên cứu-phát triển sản phẩm trong nông nghiệp) và các cộng đồng xã hội cần cùng hợp tác, phát huy và đổi mới các nỗ lực chung. Nếu mỗi quốc gia không đưa ra được chương trình hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng này, thì hậu quả phải gánh chịu sẽ trở nên rất khó kiểm soát”.
Các số liệu cũng cho thấy tỉ lệ béo phì và thừa cân tại châu Á đang tăng cao – đặc biệt là ở trẻ em. Theo dữ liệu của Tổ chức y tế thế giới WHO, tỉ lệ trẻ em béo phì và thừa cân ở châu Á đã tăng 150% kể từ năm 2000. Hiện tượng suy dinh dưỡng và béo phì gia tăng đồng thời thường được coi là ‘gánh nặng gấp đôi’ cho quốc gia.
Trong nỗ lực làm nổi bật vấn đề nan giải này và thảo luận về các giải pháp chung, đầu năm 2019 Hội đồng Kinh doanh Châu Âu – ASEAN (EU-ABC) và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (US-ABC) thành lập Liên minh Thực phẩm Dinh dưỡng và An toàn ASEAN. Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã thực hiện các cuộc đối thoại khu vực công-tư ở Băng Cốc và Hà Nội với những thảo luận quan trọng, các kiến nghị chung, và các cơ hội hợp tác sâu rộng hơn hướng đến mục tiêu tạo ra nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và phong phú hơn tại Thái Lan và Việt Nam.
CropLife châu Á là Hiệp hội phi lợi nhuận và là tổ chức tầm khu vực của Croplife Quốc tế - đại diện cho tiếng nói của ngành khoa học thực vật. CropLife vận động cho một nền thực phẩm an toàn và bền vững, và hướng đến tầm nhìn phát triển ứng dụng đổi mới khoa học trong nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, CropLife và các công ty thành viên luôn cam kết hỗ trợ và triển khai các chiến lược dài hạn giúp hơn 25 triệu nông dân ứng dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học trong canh tác nông nghiệp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, cải thiện năng suất cây trồng, tạo ra nông sản chất lượng cao. |