Khắc phục khó khăn, ngành giáo dục Hà Tĩnh ổn định nề nếp dạy và học trực tuyến
Ngay sau ngày khai trường, hơn 121.000 học sinh ở 192 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Tĩnh hào hứng bước vào năm học mới theo hình thức trực tuyến. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã chủ động khắc phục khó khăn, có giải pháp đảm bảo nề nếp, chất lượng dạy học.
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19, việc dạy và học của giáo viên, học sinh Hà Tĩnh thực hiện bằng hình thức trực tuyến, trong đó học sinh THPT học buổi sáng, THCS buổi chiều.
Dù đã được làm quen với hình thức dạy học trực tuyến từ trước, nhưng năm học 2021-2022, lần đầu tiên ngành GD&ĐT triển khai hình thức dạy học này ngay sau ngày khai trường cho học sinh bậc THCS, THPT. Lo lắng, băn khoăn là điều không thể tránh bởi một số học sinh chưa có thiết bị để học trực tuyến, việc triển khai dạy học ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… còn nhiều bất cập.
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, toàn tỉnh có hơn 121.000 học sinh bậc THCS, THPT tại 192 trường học trực tuyến sau ngày khai giảng. Qua khảo sát thực tế ở các bậc học cho thấy, bậc THCS còn 8,5% học sinh thiếu phương tiện học tập, số lượng đó ở bậc THPT là 5%. Một số địa bàn khó khăn, tỷ lệ học sinh THCS còn thiếu thiết bị học tập cao như: Hương Khê 12,3%; Can Lộc 22%; Lộc Hà gần 16%.
“Trước tình hình đó, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các trường nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, từ đó phân thành 3 nhóm: nhóm có phương tiện học tập; nhóm học sinh không thể học được trực tuyến nhưng có phụ huynh kèm cặp và nhóm không học được trực tuyến và phụ huynh không kèm cặp được. Từ đó, các trường có giải pháp tổ chức dạy học phù hợp, đạt hiệu quả; đảm bảo không để bất kỳ học sinh nào không được học tập", ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết.
Thầy Nguyễn Trường Giang - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn chia sẻ: “Ngoài việc khảo sát, phân loại học sinh theo 3 nhóm học tập, chúng tôi cũng linh hoạt trong xây dựng chương trình. Theo đó, những phần kiến thức cốt lõi, những môn cần có sự tương tác lớn giữa học sinh và giáo viên sẽ được bố trí học trực tiếp khi tình hình dịch bệnh ổn định".
Trong những ngày học trực tuyến đầu tiên, mặc dù gặp một số trục trặc về đường truyền internet nhưng cả giáo viên và học sinh các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã nỗ lực khắc phục, duy trì nền nếp dạy và học theo hình thức mới này.
Để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến, các trường học đã chỉ đạo các tổ bộ môn linh hoạt xây dựng chương trình, kiến thức phù hợp với hình thức dạy học, thành lập tổ an ninh mạng để kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các giáo viên tin học hỗ trợ về kỹ thuật cho các lớp trong quá trình dạy học. Ngoài ra giáo viên đến tận nhà để khảo sát, phối hợp với chính quyền địa phương, các gia đình vận động các em ghép đôi để học tập hoặc đến học nhờ ở những gia đình có đường truyền tốt hơn, kêu gọi nguồn hỗ trợ để tạo điều kiện giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn mua sắm phương tiện phục vụ học tập...
Em Đào Thị Lê Na - học sinh lớp 8A Trường THCS Nguyễn Thiếp (Thạch Hà) chia sẻ: “Có những lúc mạng không ổn định, đường truyền không tốt, nhưng sau mỗi buổi học cô giáo đã khắc phục bằng cách hệ thống lại kiến thức buổi học gửi vào nhóm lớp cho chúng em”.
Học sinh Hà Tĩnh nghiêm túc, có ý thức trong các giờ học trực tuyến.
Để triển khai việc dạy học online, trước đó, các trường học đã tăng cường công tác tập huấn công nghệ thông tin cho giáo viên, hỗ trợ kỹ năng thao tác trong quá trình giảng dạy và thiết kế bài giảng sinh động, hấp dẫn, cuốn hút học sinh. Hầu hết các trường học cũng đã chuẩn bị sẵn sàng phòng dạy trực tuyến với đầy đủ các trang thiết bị, đường truyền Internet đảm bảo để nâng cao hiệu quả dạy học.
"Qua kiểm tra đánh giá tại các địa phương, trong 3 ngày học đầu tiên, chúng tôi thấy cơ bản các trường đã duy trì tốt hình thức học tập trực tuyến. Mặc dù có những khó khăn, trở ngại trong việc triển khai học trực tuyến nhưng ngay những ngày đầu tiên, các trường học trên toàn tỉnh đã linh hoạt, chủ động, sáng tạo tìm phương án khắc phục. Nhờ đó, chất lượng dạy và học vẫn được đảm bảo. Hiện nay, Sở GD&ĐT đang tích cực chuẩn bị phương án tổ chức dạy học trực tiếp để có thể triển khai ngay khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn được kiểm soát", ông Nguyễn Quốc Anh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết thêm.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.