Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa yêu cầu kiểm điểm ông Nguyễn Đình Dự, Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Xương vì thiếu kiểm tra, giám sát trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi, gây thiệt hại lớn.
Trong quá trình đi kiểm tra công tác chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Quảng Xương vào ngày 20/5, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, khẳng định: Do thiếu sự kiểm tra, giám sát, nên công tác chỉ đạo phòng chống dịch tại Quảng Xương hiệu quả thấp, dẫn đến dịch bệnh bùng phát nhanh trên diện rộng và gây thiệt hại lớn.
Qua đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu kiểm điểm, phê bình ông Nguyễn Đình Dự, Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Xương (phụ trách nông nghiệp). Đồng thời, yêu cầu UBND huyện Quảng Xương tiến hành làm rõ trách nhiệm của ông Dự trong quá trình chỉ đạo công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Được biết, từ ngày 2-19/5, trên địa bàn huyện Quảng Xương đã có 23 xã công bố dịch tả lợn châu Phi, 4 xã đang gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm và chỉ có 3 xã chưa phát hiện dịch. Tính đến 16 giờ ngày 19/5/2019, trên địa bàn huyện đã tiêu hủy 1.488 con lợn với trọng lượng 102.832 kg.
Kết thúc chuyến công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu huyện Quảng Xương khẩn trương xem xét lại toàn bộ hệ thống các văn bản và kế hoạch triển khai về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, tiến hành đánh giá lại công tác chỉ đạo. Đặc biệt, chú trọng khâu giám sát việc thực hiện cụ thể các giải pháp sát sao ở các cấp cơ sở như xã, thôn cho đến tận các hộ chăn nuôi.
“Công tác tuyên truyền, chỉ đạo phòng, chống dịch trên địa bàn huyện cần thực hiện một cách dễ hiểu nhất, với quan điểm căn cơ là sự thay đổi trong nhận thức và phương pháp phòng chống dịch của các hộ chăn nuôi. Hơn nữa, cần tập trung giám sát việc trực và thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiêu độc, khử trùng tại các chốt kiểm dịch theo đúng hướng dẫn của ngành thú y”, ông Xứng nhấn mạnh.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.