Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 7 tháng 4 năm 2019 | 19:27

Mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các điểm khai thác, tập kết cát

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành về công tác quản lý hoạt động khai thác, tập kết cát trên địa bàn thành phố.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa bàn 

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện toàn thành phố có 10 đơn vị có giấy phép khai thác cát còn hiệu lực. Trong đó có 4 đơn vị đang hoạt động khai thác, 1 đơn vị Sở Tài nguyên và Môi trường đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật về khoáng sản, 5 đơn vị chưa hoạt động do chưa hoàn thiện thủ tục theo quy định và chưa có đường vận chuyển bằng đường bộ

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi, đất... được Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ. Đáng lưu ý, công tác thăm dò, đánh giá trữ lượng các mỏ cát và thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố đang được Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ triển khai. 

Tại cuộc họp, một số quận, huyện, sở, ngành đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, xử lý, kiểm tra trật tự khai thác cát, sỏi như: Khai thác trái phép diễn ra vào ban đêm, các ngày nghỉ lễ, hoạt động không có quy luật, các đối tượng thường lợi dụng địa bàn giáp ranh và thuê người cảnh giới các lực lượng chức năng…

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, mặc dù tình trạng khai thác cát, sỏi tràn lan, gây sạt lở trên địa bàn thành phố chưa nhiều nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Hà Nội được xác định là địa bàn trọng điểm và phức tạp về khai thác, tập kết, trung chuyển cát, sỏi… bởi nhu cầu sử dụng cát, sỏi trong xây dựng cao nhất cả nước.

 

khai-thac-cat-soi.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.. Ảnh hanoimoi.vn

 

Để khắc phục tình trạng trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tăng cường quản lý các mỏ khoáng sản trên địa bàn, đặc biệt các mỏ cát.

“Các địa phương, lực lượng phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; nếu để xảy ra vi phạm, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước tiên” - Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ đấu thầu các mỏ khai thác cát, việc cấp phép phải được thực hiện nghiêm theo các quy định, đặc biệt là các quy định mới nhất về quản lý hoạt động khai thác cát. 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đề nghị các nhà đầu tư phải khai thác đúng phạm vi, giấy phép được cấp, xác định rõ ranh giới… ngăn chặn các phương tiện khai thác trộm đang gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý, thất thoát ngân sách. Công an thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với các đơn vị, sở, ngành có liên quan mở đợt cao điểm tổng kiểm tra, xử lý các điểm khai thác cát trên địa bàn, các điểm tập kết vật liệu xây dựng. 

Trong đó, ngoài việc duy trì các biện pháp thường xuyên và liên tục, cần thành lập 2 tổ kiểm tra giám sát việc chấp hành của các đơn vị khai thác, chủ bãi tập kết, trung chuyển từ trên bờ xuống dưới nước. Hằng tháng, báo cáo kết quả với UBND thành phố để lãnh đạo thành phố có những chỉ đạo kịp thời nhằm siết chặt hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.

Số vụ vi phạm tăng

Theo thống kê, Từ năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng đã tiến hành 902 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện, xử phạt 798 tổ chức, cá nhân, với tổng số tiền phạt hơn 56 tỷ đồng. Các vụ vi phạm chủ yếu là khai thác khoáng sản khi giấy phép hết hạn, hoặc không giấy phép; khai thác vượt công suất cho phép, ngoài phạm vi được cấp phép… Đáng chú ý, 33% số tỉnh, thành phố còn để xảy ra tình trạng các bãi tập kết, trung chuyển cát, sỏi dọc bờ sông không có giấy phép xây dựng; 33% số tỉnh, thành phố có quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, công bố khu vực phân tán, nhỏ lẻ.

Tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay, 14/20 địa phương đã phát hiện 659 vụ với 426 đối tượng về hành vi khai thác cát trái phép và tập kết kinh doanh cát trái phép, số tiền xử phạt hơn 12 tỷ đồng, khởi tố 2 vụ về hành vi khai thác cát trái phép.

Theo báo cáo của Bộ Công an, sau Tết Nguyên đán đến nay, tình hình khai thác cát, sỏi trái phép trên các tuyến sông, cửa biển phức tạp trở lại với thủ đoạn tinh vi, công khai, lộng hành… Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc xử lý tại một số địa phương chưa kiên quyết, chưa đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật quy định về xử phạt chưa phù hợp với thực tế hiện nay; không rõ ràng trong quy hoạch, cấp phép khai thác đã khiến nhiều người lợi dụng để khai thác cạn kiệt tài nguyên.

r-636900897219015538-img3761-155426716198962757798-1148.jpg
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

Nhận thấy tình trạng khai thác ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuấ của nhân dân, sáng 3/4, tại Trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương về tình hình khai thác cát sỏi trái phép.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho hay, dư luận xã hội bức xúc và có thông tin về việc buông lỏng quản lý, chính quyền một số địa phương có dấu hiệu bao che, không xử lý tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép. Do vậy, các đại biểu cần đánh giá nghiêm túc, khách quan nguyên nhân, hạn chế; đề xuất giải pháp quyết liệt, hiệu quả trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép đang gây hậu quả lớn về thất thoát tài nguyên, sạt lở bờ sông, thiệt hại hoa màu, mất an ninh trật tự của địa phương.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến cát, sỏi lòng sông; đồng thời thống nhất nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự thảo Nghị định quản lý cát, sỏi lòng sông. Theo đó, 100% dự án khai thác khoáng sản trong cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; đấu thầu thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch; đấu giá khối lượng cát, sỏi lòng sông thu hồi được (nếu có) từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch sẽ phải thực hiện đấu giá, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đẩy mạnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan, địa phương trong việc xây dựng, ban hành quy chế phối hợp và thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý khoáng sản, nhất là đối với cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh là địa giới hành chính.

 

 

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top