Trong Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh gắn với tổ chức phong trào “Tết trồng cây” Xuân Nhâm Dần năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giao UBND các huyện, thành phố trồng hơn 6 triệu cây xanh phân tán năm 2022.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh, căn cứ tình hình thực tế chủ động xây dựng kế hoạch phát động “Tết trồng cây” Xuân Nhâm Dần năm 2022 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức và được kiểm soát về quy mô, thời gian, nội dung chương trình, đảm bảo an toàn về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thời gian tổ chức “Tết trồng cây” từ ngày 6/02 (tức ngày 6/01 Tết Nhâm Dần) đến ngày 28/2 (ngày 28/01 năm Nhâm Dần). Thời điểm tổ chức phát động “Tết trồng cây” phải phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng để đảm bảo cây sau khi trồng tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.
Cùng đó, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư và người dân đối với công tác phát triển rừng và trồng cây xanh; thấy rõ vai trò của việc trồng cây đối với sự phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giao trách nhiệm UBND các huyện, thành phố chỉ tiêu trồng cây xanh phân tán năm 2022. Cụ thể: các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang mỗi huyện trồng 0,6 triệu cây, huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang mỗi địa phương trồng 0,7 triệu cây, Sơn Động trồng 0,5 triệu cây.
UBND các huyện, thành phố chủ động kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương, xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện; sau khi trồng, thực hiện chăm sóc, bảo vệ cây xanh trồng phân tán để cây trồng phát triển tốt. Chuẩn bị cây giống đủ số lượng, bảo đảm chất lượng; chủ động phòng chống rét, sương muối cho vườn ươm cây giống; ưu tiên sản xuất các giống cây bản địa, các loài cây có năng suất, chất lượng cao, có tính chống chịu tốt phục vụ trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất quy mô lớn, trồng rừng gỗ lớn. Đối với những loài cây đã sản xuất được bằng phương pháp nuôi cấy mô, ưu tiên sử dụng để trồng rừng.
Cùng với đó, tăng cường công tác bảo vệ rừng, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật; Tăng cường kiểm tra, truy quét các tụ điểm phá rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền và ngăn chặn các hoạt động “bẻ cành, hái lộc” đầu xuân, hành vi chặt cành, đào cây trong rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng tự nhiên, nhất là dịp Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi phá hại rừng, cây xanh.
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của các địa phương; hướng dẫn các danh mục, tiêu chuẩn cây giống và thời vụ, kỹ thuật trồng theo quy định.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.