Không đảm bảo thành phần, nguồn gốc, độ an toàn của rượu đang là thực trạng của việc sản xuất, kinh doanh rượu thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Không có tem nhãn, nguồn gốc, thành phần… nên không chỉ người tiêu dùng mà ngay các cơ sở cũng không nắm rõ về hàm lượng, độ an toàn của sản phẩm do mình làm ra. Đây là thực trạng đáng báo động của việc sản xuất, kinh doanh rượu thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Ninh có 1.031 cơ sở sản xuất rượu thủ công và có tới 1.023 hộ không có cơ sở sản xuất rượu gạo nào được cấp giấy phép hoạt động |
Thị xã Quảng Yên là một trong những địa phương đứng đầu tỉnh Quảng Ninh về số hộ sản xuất và kinh doanh rượu thủ công truyền thống. Hiện thị xã có 250 hộ kinh doanh và nấu rượu, hầu hết các cơ sở chế biến thủ công này đều sản xuất theo quy mô nhỏ, hộ gia đình.
Cơ sở nấu rượu của gia đình bà Nguyễn Thị Mai, xóm 2, xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng yên hoạt động được 18 năm nhưng không có giấy tờ bất kỳ nào liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, toàn bộ quy trình nấu rượu đều theo phương pháp truyền thống tự sản xuất và tiêu thụ.
Bà Nguyễn Thị Mai cho biết: Bà nấu rượu đến nay được 18 năm rồi, không có ai kiểm tra và cũng không biết giấy phép kinh doanh gì. Nấu rượu trước tiên nấu cơm chín, sau đó ủ men vào chậu trộn đều lên, để qua một đêm, cho vào hũ được một ngày một đêm, đổ nước vào được 7 ngày thì cho vào nấu, 1kg gạo được 1 lít rượu.
Để phân biệt rượu có đảm bảo an toàn hay không rất là khó, bởi về nguyên tắc, nếu chỉ nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó có thể phân biệt |
Việc nấu rượu của gia đình bà Nguyễn Thị Mai, cũng như các hộ dân khác trong xã hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Với quy trình sau chưng cất, rượu được đem bán cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn và người dân sống quanh khu vực mà không qua các khâu cấp phép, kiểm định chất lượng, vệ sinh an toàn...
Ngoài ra, theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, muốn bảo đảm các thông số đúng tiêu chuẩn: hàm lượng methanol, ethanol... thì rượu sau khi nấu phải được chưng cất qua hệ thống lọc khử, nhưng để đầu tư được hệ thống này phải tốn tới vài chục triệu đồng, do đó, với quy mô nhỏ, ít hộ dân nào đầu tư hệ thống này.
Đặc biệt, hiện nay trên thị trường có vô vàn loại men khác nhau để nấu rượu. Men rượu giờ đây được bày bán ở khắp nơi, từ chợ quê đến chợ thành phố đều có đầy đủ các loại men với tên gọi, giá cả khác nhau.
Bà Mai cho biết thêm: Men rượu do người Thái Bình làm. Có men bột và men quả. Men bột cũng làm từ men quả ra nhưng người ta xay phá chế nên men bột. Còn men quả người ta xay gạo ra xong nặn thành từng quả. Mua loại men ngon 34 nghìn, còn mua loại men trung bình 22 nghìn một cân. Ngoài ra còn có men Trung Quốc, uống vào sốc, hắc, rất độc.
Để phân biệt rượu có đảm bảo an toàn hay không rất là khó, bởi về nguyên tắc, nếu chỉ nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó có thể phân biệt. Điều này làm cho người tiêu dùng vô cùng lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Doãn, một người dân bày tỏ: Ông rất sợ uống phải loại rượu có nguồn gốc không rõ ràng và trôi nổi ngoài thị trường.
Hiện toàn tỉnh Quảng Ninh có 1.031 cơ sở sản xuất rượu thủ công và có tới 1.023 hộ không được cấp giấy phép hoạt động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy trình thủ tục cấp giấy phép khá phức tạp. Trong khi đó, phần lớn các cơ sở sản xuất đều là hộ gia đình, sản xuất nhỏ, lẻ, tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
Để làm tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, ông Nguyễn Văn Thoại, Chi cục Phó chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Để kiểm soát được rượu thủ công, quan trọng nhất phải có chính sách, phải có công tác phối kết hợp liên ngành và thường xuyên anh em phải làm ngoài giờ. Đặc biệt chúng ta cũng phải quan tâm đến các cơ sở mà có các hành vi pha chế rượu hoặc dùng các loại hương liệu, phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng để pha chế, đấy là một ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trong khi các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh, sản xuất rượu theo phương pháp thủ công, thì mỗi người dân cũng cần tự nâng cao trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu. Còn đối với người tiêu dùng thì nên cân nhắc, lựa chọn những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình./.
Nguyễn Phương/VOV
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.