Chiều 7/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Nhiều ý kiến đại biểu nhất trí với ý kiến thành lập đội kiểm ngư trung ương và phát triển, chuyển đổi đơn vị thanh tra chuyên ngành thủy sản ở các tỉnh thành kiểm ngư địa phương ở 28 tỉnh ven biển.
Tổ số 1: Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội
Cho ý kiến về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan – Tp. Hà Nội nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Thủy sản. Mặc dù trong 13 năm qua Luật Thủy sản đã góp phần tạo nên hành lang pháp lý để các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được thuận lợi và phát triển, tuy nhiên theo yêu cầu thực tiễn, xu thế hội nhập và chủ trương chiến lược của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với ngành thủy sản, do đó, việc sửa đổi Luật Thủy sản là cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và để Luật có tính khả thi cao. Về lực lượng kiểm ngư, đại biểu nhất trí với quy định kiểm ngư trung ương và thành lập thêm hệ thống kiểm ngư địa phương tại 28 tỉnh ven biển.
Về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản (điều 6), mặc dù trong dự thảo đã đề cập đến các chính sách về đầu tư, hỗ trợ kinh phí, chính sách khuyến khích cho hoạt động thủy sản nhưng vẫn còn chung chung. Đại biểu đề nghị cần có chính sách cụ thể, rõ ràng hơn để đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhà nước trong chuỗi các hoạt động thủy sản.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị luật cần quy định rõ, cụ thể để sớm đi vào cuộc sống, thực tiễn hoạt động của ngành thủy sản, hạn chế tối đa việc giao Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định chi tiết bằng việc ban hành các thông tư hướng dẫn dưới luật. Việc này sẽ dẫn đến các khó khăn, vướng mắc chồng chéo khi triển khai luật trong thực tế.
Đồng tình với ý kiến thành lập đội kiểm ngư trung ương và phát triển, chuyển đổi đơn vị thanh tra chuyên ngành thủy sản ở các tỉnh thành kiểm ngư địa phương, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Tuấn – Tp. Hà Nội cho rằng, khi chuyển từ thanh tra sang kiểm ngư thì cần phải đào tạo, trang bị và cần được đầu tư tích cực để bảo đảm vấn đề kiểm ngư ở trong vùng gần bờ và cả xa bờ.
Về quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (điều 23), đại biểu nhất trí việc không thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, cho rằng, theo Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng đang hướng về nền kinh tế thị trường, để cơ chế thị trường điều tiết thị trường nhiều hơn là sự can thiệp hành chính của nhà nước nên việc hạn chế thành lập các quỹ là thực sự cần thiết.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Phương Hoa – Tp. Hà Nội phát biểu đóng góp ý kiến
Phát biểu tại tổ, đại biểu Quốc hội Trần Thị Phương Hoa – Tp. Hà Nội cho rằng, về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản (điều 6), trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách để đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích ngư dân ra khơi khai thác thủy sản, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên đại biểu đề nghị cần thể hiện cụ thể thêm các chính sách của Đảng nhà nước để đảm bảo tính khả thi trong việc đầu tư hỗ trợ ngư dân.
Về biện pháp về nguồn lợi thủy sản (điều 6), tại khoản 3 có 5 danh mục do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Khoản 4 quy định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí đưa vào, đưa ra Danh mục nêu tại khoản 3 Điều này. Và Khoản 5 lại quy định: Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố bổ sung những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
Theo đại biểu, quy định giữa khoản 4 và khoản 5 còn rất rườm rà, chưa rõ ràng về thủ tục hành chính. Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu và sửa theo định hướng quy định thẳng thẩm quyền của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định những nội dung cụ thể nào trong danh mục mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố.
Về quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (điều 23), dự thảo Luật đã thay đổi tên gọi của quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Luật Thủy sản 2003 thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và thành lập thêm quỹ ở địa phương. Đại biểu đề nghị không nên thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở cấp tỉnh, bởi theo báo cáo tổng kết 12 năm thi hành luật Thủy sản, quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản chưa đi vào hoạt động và ngân sách nhà nước cấp ban đầu cho quỹ chưa được cấp theo quy định tại quyết định số 29 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy nhằm đảm bảo tính khả thi của dự thảo Luật sau khi ban hành, đồng thời thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại chỉ thị số 22 ngày 27 tháng 8 năm 2015 về việc tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trong đó yêu cầu các Bộ ngành rà soát lại các quỹ hiện có để sắp xếp lại, hoặc giải thể, hạn chế các quỹ thành lập mới.
Cũng trong phiên thảo luận này, các đại biểu thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.