Ngân hàng Chính sách xã hội vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cho vay vốn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2).
Với mong muốn chung tay chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, động viên hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được vui Xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc, trong những ngày đầu xuân năm mới 2016, Công đoàn NHCSXH phối hợp với Công đoàn các cơ sở, Đoàn Thanh niên NHCSXH Trung ương triển khai Chương trình “Tết vì người nghèo”, “Chăn ấm vùng biên” tại nhiều địa phương trong cả nước.
Đánh giá về tình hình hoạt động trong năm 2015, có thể khẳng định, toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tích cực chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng nguồn vốn đạt trên 147.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt gần 143.000 tỷ đồng, tăng hơn 13.000 tỷ đồng (+ trên 10%) so với năm 2014. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng Thủ tướng Chính phủ giao đạt gần 129.000 tỷ đồng, tăng gần 12.000 tỷ đồng (+9,9%) so với năm 2014, hoàn thành 99,4% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao.
Tính đến ngày 30/11/2015, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đối với thanh niên xung phong (TNXP) đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến là 990 tỷ đồng; dư nợ đạt 594 tỷ đồng, với 51.076 hộ gia đình TNXP được vay vốn và trên 31.400 hộ gia đình TNXP đang còn dư nợ, tập trung ở các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
Huyện Pác Nặm nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích đất tự nhiên rộng nhưng đất sản xuất nông nghiệp lại ít bởi địa hình nhiều núi cao, giao thông đi lại cách trở. Toàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 84%, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 56,4%. Tuy được các cấp ngành chú trọng đầu tư giúp đỡ nhưng hạ tầng cơ sở của huyện vẫn thiếu thốn, mức sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn còn thấp. Do vậy, việc đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến với vùng đất khó, người dân nghèo đã khó, để nguồn vốn phát huy hiệu quả lại càng “cam go” hơn.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đến ngày 30/11/2015, tổng dư nợ cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt gần 31.648 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng dư nợ do NHCSXH đang thực hiện, với gần 1,45 triệu khách hàng đang vay vốn, dư nợ bình quân đạt 22 triệu đồng/hộ, nợ quá hạn chỉ chiếm 0,3%.
Chương trình tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng mức vay chương trình này để đồng vốn phát huy hiệu quả hơn.
Những năm qua, tín dụng chính sách tại các tỉnh vùng Tây Bắc đã góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị trong vùng. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.